Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh biết nghe lời theo phương pháp của cha mẹ Nhật
Nội dung bài viết
Giai đoạn lên 2 là thời điểm não bộ bé phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy các hành vi phản kháng và chống đối của trẻ là điều tất yếu. Nếu các bậc phụ huynh dạy dỗ con không thấu đáo sẽ càng khiến trẻ lì lợm, ương bướng, cáu gắt thêm mà thôi. Vậy cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh như thế nào là phù hợp? Cha mẹ cùng tham khảo cách dạy con biết nghe lời theo phương pháp của cha mẹ Nhật dưới đây.
Vì sao bé 2 tuổi bướng bỉnh, lì lợm?
Cha mẹ sẽ nhận thấy sự bướng bỉnh, lì lợm của con khi bé lên 2 bởi lúc này trẻ bắt đầu được giao tiếp nhiều với thế giới xung quanh. Vì vậy, bé hay có những cảm xúc và hành động khi không đồng tình một vấn đề nào đó. Biểu hiện đơn giản là khi cha mẹ nhắc đến vấn đề nào đó con trẻ ngay lập tức phản đối và tự làm theo ý của mình. Nhiều đứa trẻ còn làm trái điều bố mẹ đang dạy dỗ.
Có không ít cha mẹ than phiền và bất lực khi thấy bé 2 tuổi quá lì lợm rồi quát mắng chúng, thậm chí là đánh đập. Việc dùng bạo lực khi giáo huấn trẻ là việc không nên làm và có thể gây ra những hậu quả không mong muốn khác. Thực chất, nếu không có phương pháp giáo dục trẻ ương bướng, mọi thứ sẽ trở nên phản tác dụng.
Theo nghiên cứu từ nhiều chuyên gia, trẻ phản kháng hoặc chống đối lại cha mẹ là việc làm hoàn toàn bình thường bởi lúc lên 2, não bộ của trẻ đã hoạt động và có những suy nghĩ, đánh giá riêng của bản thân mình. Vì vậy, cha mẹ phải hết sức điềm tĩnh để dạy con trong một thời gian dài.
Cách dạy bé 2 tuổi bướng bỉnh biết nghe lời theo phương pháp của cha mẹ Nhật
Bỏ qua những đòi hỏi "không chính đáng" của con
Nhiều cha mẹ cứ thấy con hay hờn, cáu gắt, ném đồ, ngang bướng là đáp ứng ngay những đòi hỏi "không chính đáng" của bé. Điều này sẽ khiến trẻ nhận thức rằng, chỉ cần hành động như vậy là bố mẹ sẽ đáp ứng mọi mong muốn của mình và nếu không được sẽ tỏ thái độ lì lợm, khóc lóc và la hét.
Biện pháp: Tốt hơn hết các bậc phụ huynh hãy phớt lờ những đòi hỏi của con trong một khoảng thời gian dài để trị dứt điểm chứng khó bảo, cứng đầu của chúng.
Kiên nhẫn lắng nghe con và không tranh luận
Trẻ lì lợm, ngang bướng, cứng đầu cũng giống như người lớn đang gặp chuyện bực tức cần được xả stress. Chính vì vậy cha mẹ không nên tranh luận lúc này, hãy kiên nhẫn lắng nghe bé. Đặc biệt không nên dùng đòn roi để răn đe trẻ bởi điều này sẽ càng ghim vào đầu bé những ý nghĩ tiêu cực và làm tình hình tồi tệ hơn.
Phương pháp dạy trẻ lì lợm khi lên 2: Khi trẻ nói xong, cha mẹ bắt đầu trò chuyện với con bằng những câu hỏi ví dụ như "con đang bực chuyện gì vậy", "ý con muốn như thế nào"... để giúp trẻ bình tĩnh lại. Đồng thời, trong quá trình theo dõi sự bướng bỉnh lì lợm của con, các bậc phụ huynh cần tìm ra lý do vì sao khiến bé tức giận. Để từ đó lựa lựa làm xoa dịu chúng, sự kiên nhẫn của cha mẹ thời khắc này vô cùng quan trọng để kiểm soát tình hình.
Không bắt ép trẻ làm việc gì đó bằng được
Nhiều khi bạn muốn trẻ làm việc này nhưng con lại làm việc khác khiến bạn không thích và thậm chí còn tức giận.
Phương pháp dạy con biết nghe lời trong tình huống này: Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng có những suy nghĩ, sở thích riêng vì thế cha mẹ không nên bắt trẻ làm những điều mà chúng không thích. Hãy nhớ, bản thân người lớn cũng không thích sự kiểm soát nên bạn cũng cần tôn trọng trẻ bằng suy nghĩ này.
Khen và động viên con đúng lúc
Nhiều khi chính hành động của cha mẹ là nguyên nhân dẫn tới sự bướng bỉnh, ngang ngược và lì lợm của trẻ. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ nên động viên và khen con hơn là trách mắng. Nếu chúng làm việc tốt thì khen ngợi, tuyệt đối không nên quá khắt khe trong việc dạy dỗ con. Bởi trẻ con cũng muốn được cổ vũ, vỗ về và trẻ sẽ có những hành động tích cực hơn khi được bố mẹ động viên. Bạn cũng có thể tặng cho trẻ những phần thưởng nhỏ sẽ khuyến khích trẻ giúp trẻ trở nên hào hứng để trở thành một đứa trẻ ngoan.
Cha mẹ cần nhất quán và rõ ràng
Khi cha mẹ đưa ra quy định trong gia đình thì cần cố gắng thể hiện chúng một cách nhất quán và rõ ràng. Bởi việc làm này sẽ giúp trẻ hình thành ý thức ngay từ ban đầu, ghi nhớ, hiểu được và dần dần tạo thành thói quen cho chúng.
Thể hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên
Giống như cha mẹ, trẻ 2 tuổi cũng có quyền và nghĩa vụ riêng nên cha mẹ hãy giúp con hiểu rõ được điều này. Trong một số tình huống, bạn có thể “lùi 1 bước tiến 2 bước”, để trẻ có quyền lựa chọn trong phạm vi mà bạn đã đề ra.
Cuối cùng, các bậc phụ huynh nên nhớ: Tất cả những đứa trẻ 2 tuổi đều là một tờ giấy trắng, bạn muốn vẽ sao thì nó sẽ ra như vậy. Vì thế cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh nghe lời cực kỳ quan trọng. Cha mẹ nên làm tấm gương tốt để chúng noi theo và học tập.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...