Đầu tiên, xã hội an toàn góp phần rất lớn từ việc nuôi dạy và giáo dục con cái từ thuở nhỏ. Đó là điều tuyệt vời mà nền văn hóa cũng những bậc phụ huynh Nhật Bản tạo dựng được sau hàng trăm năm.

Mỗi nền văn hóa là khác nhau, nhưng không vì vậy mà chúng ta từ chối tiếp thu những cái hay, cái mới trong cách dạy con của người Nhật. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu xem cách dạy con của người Nhật Bản có thực sự phù hợp để áp dụng ở Việt Nam hay không?

Cách dạy con của người Nhật Bản có thực sự phù hợp để áp dụng ở Việt Nam? - Ảnh minh họa: Internet

Xác định tính kỷ luật cao

Tại Nhật Bản, kỷ luật được gọi là “shitsuke” và rất được cộng đồng tôn trọng. Trẻ em Nhật Bản cũng được dạy về tính kỷ luật ngay từ thuở bé nhưng không phải thông qua những hình phạt hay lời trách mắng.

Ví dụ: Tại một siêu thị có phát bánh kẹo miễn phí. Thường thì trẻ em người Việt có thể sẵn sàng chen lấn xô đẩy để tìm cách đạt được trước. Trong khi trẻ em Nhật Bản sẽ tự kiềm chế và biết cách xếp hàng chờ đến lượt.

Dành thời gian bên con gần như hoàn toàn trong 2 năm đầu

Tại Nhật Bản, người mẹ thường ở bên con mình hầu hết thời gian trong 2 năm đầu đời. Mỗi tuần họ chỉ dành trung bình 2 giờ xa con và làm các việc cá nhân. Tại Việt Nam, một công chức bình thường nghỉ thai sản 6 tháng, sau đó đi làm 8h/ngày và 5 ngày/tuần, nghĩa là mỗi tuần các bà mẹ Việt Nam phải xa con của họ ít nhất 35 giờ, chưa kể các công việc riêng tư khác.

Người Nhật dành rất nhiều thời gian cho con trong những năm đầu đời - Ảnh minh họa: Internet

Đặc thù của mỗi quốc gia khác nhau, nên ở điểm này chúng ta khó có thể học cách nuôi dạy con của người Nhật này.

Người mẹ dạy dỗ con cái của họ bằng cách “gương mẫu” và để trẻ “bắt chước” cách giải quyết vấn đề cũng như cư xử trong những trường hợp khác nhau của mẹ. Mắng mỏ và hình phạt gần như không tồn tại trong cách dạy con nghe lời của người Nhật.

Chú trọng kỹ năng ứng xử với cộng đồng

Đây là điều cha mẹ Nhật cực kỳ quan tâm. Họ hướng con cái của mình đến việc ứng xử nhẹ nhàng, hòa bình, biết kiềm chế bản thân trong tất cả các trường hợp nhưng không có nghĩa là không có sự cạnh tranh. Thực tế, tại Nhật Bản, người lớn hay trẻ em đều rất cố gắng để đạt được mục tiêu của mình một cách lành mạnh.

Cha mẹ Nhật không bao giờ nói về con của mình

Các bậc phụ huynh Việt Nam có thể dành hàng giờ đồng hồ để nói về những đứa trẻ của họ. Trong khi đó ở Nhật hầu như không bao giờ phụ huynh nói với bất kỳ ai về đứa trẻ, ngoại trừ người thân nhất (chồng, cha hoặc mẹ…).

Người Nhật cho rằng những lời nói đó mang tính chất khoe khoang và không cần thiết. Nếu con có điều gì đó nổi bật hơn những đứa trẻ khác, tự nhiên sẽ có cách khác thích hợp hơn để cho mọi người nhìn thấy. Đây là điều mà cha mẹ Việt cần học cách dạy con của người Nhật.

Thân mật nhưng không ôm hôn con

Như đã nói đến ở trên, tại Nhật Bản, cha mẹ dành rất nhiều thời gian để chơi cùng con cái. Điều này gần giống với người Việt nhưng khác một điều, người Nhật không ôm hôn con cái họ và cũng rất không thích người ngoài làm như vậy.

Thân mật nhưng không ôm ấp là cách dạy con của người Nhật - Ảnh minh họa: Internet

Sự gần gũi có thể được thể hiện ở cách ngủ trong gia đình, bố mẹ nằm 2 bên, con nằm ở giữa. Bố hoặc mẹ có thể thay phiên tắm bồn cùng với con. Tất cả những sự gần gũi đó không bao gồm việc ôm ấp nhưng vẫn thể hiện tình yêu thương cho đứa trẻ tự cảm nhận.

Cho phép trẻ tự do giải trí

Tại Nhật Bản, trẻ em không có nghĩa là không được tiếp xúc với phim ảnh bạo lực hay mang tính người lớn. Mặc dù người lớn không khuyến khích nhưng họ cũng không quá quan tâm khi con em mình xem một đoạn phim bạo lực hay có tính chất “người lớn”. Điều này chắc chắn không thể học cách dạy con của người Nhật này để áp dụng tại Việt Nam.

Tại Nhật, những bộ đồ chơi thực tế như súng vẫn được bày bán công khai ở các cửa hiệu đồ chơi, hình ảnh 18+ trong truyện tranh manga, các cửa hàng bày bán công cụ nhạy cảm đều không cấm trẻ em. Nếu chẳng may trẻ vô tình thấy những hình ảnh đó, thay vì vội vàng không cho phép trẻ nhìn thì mẹ Nhật lại tỏ ra rất bình thường.

Khen ngợi cho từng hành vi cụ thể của con

Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành một đứa trẻ tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen đi kèm theo hành vi mà trẻ đã làm được như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế”.

Lời khen đúng chỗ cũng là một trong những cách dạy con tự lập của người Nhật - Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm thật tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể và đúng việc mới khen. Lời khen đúng chỗ cũng là một trong những cách dạy con tự lập của người Nhật.

Không cho con xem TV

Người Nhật cho rằng việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, ngoài ra nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ. Từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. Do đó, “Tắt TV - Bật ý tưởng” chính là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh trong cách dạy con thông minh của người Nhật.

Dạy chữ cho trẻ từ sớm

Theo các nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng và khiến cấu tạo não thay đổi theo. Trẻ càng nhỏ càng dễ học. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt việc dạy chữ cho con từ rất sớm. Họ hiểu rằng: để hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.

Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Đây là việc không thể thiếu khi mẹ Việt muốn dạy con đúng cách của người Nhật. Nhiều người có thể bực mình khi trẻ hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, tuy nhiên cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho một vấn đề. Theo họ, muốn 1 đứa trẻ thành thạo một việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng.

Thường xuyên cho trẻ vận động

Không chỉ tập trung trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc dạy con rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, việc giáo dục về tất cả mọi mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm.

Khi trẻ lên 2 tuổi, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày. Ngoài ra, người Nhật còn thường xuyên cho con đi công viên chơi giúp tăng cường sức khỏe và phát triển thể chất toàn diện cho một đứa trẻ.

Không chỉ trích lỗi lầm của con

Cha mẹ thường kỳ vọng rất nhiều vào con cái. Vì kỳ vọng quá nhiều dẫn đến thất vọng nặng nề mỗi khi trẻ không đạt được những gì như cha mẹ mong muốn. Chỉ trích lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy ở các gia đình hiện nay.

Không chỉ trích lỗi lầm của con - Ảnh minh họa: Internet

Nhưng các mẹ Nhật lại quan niệm rằng ai cũng có sai lầm và việc chỉ trích những lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn và đương nhiên việc chỉ trích đó càng không xảy ra với con cái của họ. Đây là điểm mà cha mẹ Việt cần học cách dạy con của người Nhật.

Cách dạy con của người Nhật cụ thể theo độ tuổi

Cách dạy con 1 tuổi của người Nhật

Mẹ thường xuyên thực hiện những hành động và khuyến khích con bắt chước để làm theo. Chuỗi hành động bao gồm những điều đơn giản như nụ cười, làm mặt xấu, 2 tay cầm tai… cho đến phức tạp hơn là nhịp điệu những bài hát.

Cách dạy con 2 tuổi của người Nhật

Mẹ Nhật bắt đầu rèn cho bé những thói quen tốt, chủ yếu là tạo dựng một thời gian biểu rõ ràng trong ngày: Giờ ăn uống, thời điểm đi vệ sinh, thời điểm bắt đầu giấc ngủ và giấc ngủ cần kéo dài trong bao lâu. Mặc dù hơi khó khăn một chút nhưng ở độ tuổi này, mẹ Nhật cũng bắt đầu để trẻ tự thực hiện các hành động đơn giản như tự cởi quần áo, tự ngồi bô…

Cách dạy con 3 tuổi của người Nhật

Trẻ em Nhật cũng đi học mẫu giáo giống như trẻ em Việt Nam. Tại trường, trẻ có bạn bè và phải học cách tự chơi với nhau, không gây ra xung đột, nếu có tranh chấp cũng phải tự mình giải quyết, giáo viên và các bậc phụ huynh chỉ can thiệp trong những trường hợp thật cần thiết mà thôi.

Cách dạy con 4 tuổi của người Nhật

Bắt đầu dạy bé cách cầm và ăn bằng đũa, có thể kết hợp với thìa, vừa ăn vừa chơi. Đây cũng là độ tuổi mẹ Nhật bắt đầu dạy con cách tự vệ sinh, tự làm sạch sau mỗi lần đi theo hướng dẫn.

Cách dạy con 5 tuổi của người Nhật

Trẻ trong giai đoạn này đã phát triển và hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ cơ bản. Đây là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu học ngoại ngữ, Tuy nhiên người Nhật từ trước đến nay có quan điểm truyền thống rất bảo thủ, họ chỉ sử dụng tiếng Nhật và thường không coi trọng các ngôn ngữ của những quốc gia khác.

Trước đây cha mẹ Nhật thường không quan tâm đến vấn đề ngoại ngữ của con nhưng từ khoảng cuối năm 2016, chính phủ Nhật đã thực hiện phổ cập tiếng Anh trong các trường học và chính thức bắt đầu dấu mốc quan trọng trong việc thay đổi quan điểm này.

Cách dạy con của người Nhật từ 6 – 12 tuổi

Đề cao khả năng tự quyết và tự chịu trách nhiệm đối với một vấn đề bất kỳ thuộc về con. Cha mẹ hoặc giáo viên người Nhật sẽ dùng hành động thực tế để giảng giải một vấn đề cho bé hiểu.

Thay vì nói: “các con không được vứt rác”, họ sẽ tổ chức những lần dọn rác trong trường học hoặc ngoài khu phố. Việc học tập thông qua những hành động thực tế giúp trẻ em cảm nhận được bản chất trực tiếp của vấn đề, tự đưa ra đánh giá chính xác và khách quan hơn.

Cách dạy con của người Nhật có cái hay nhưng cũng có cái dở. Tuy nhiên nhìn chung, Nhật là một nước văn minh và phát triển hơn rất nhiều so với Việt Nam và chắc chắn rất đáng để học hỏi.