Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh khoa học
Nội dung bài viết
Cuộc sống hiện đại, quỹ thời gian cũng dần hạn hẹp. Thay vì đi chợ đều đặn mỗi sáng, người ta thường dồn lại và đi từ 1 đến 2 lần trong tuần. Thức ăn mua về sẽ bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Cách làm này mặc dù tiết kiệm được nhiều thời gian, song nếu bạn không biết cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sẽ khiến chúng nhanh hỏng hoặc không còn độ tươi ngon ban đầu.
Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh an toàn
Trong tủ lạnh bao gồm hai ngăn chính: ngăn đông đá và ngăn mát. Ở mỗi ngăn, thực phẩm bảo quản là hoàn toàn khác nhau.
Cách bảo quản thức ăn trong ngăn đá tủ lạnh
Đây được biết đến là ngăn có nhiệt độ thấp nhất trong tủ lạnh. Người ta thường dùng để làm đá, kem, sữa chua hoặc nước giải khát. Tuy nhiên vì diện tích tương đối cùng với nhu cầu bảo quản thức ăn nên chúng còn được tận dụng để lưu trữ các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản,...
Mặc dù những thực phẩm này có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh được lâu. Tuy nhiên bạn cần sơ chế sạch trước khi bảo quản. Bọc thịt nhiều lớp để không bị mất nước hoặc thay đổi màu sắc.
Riêng cá có mùi tanh khá nặng, để không gây ảnh hưởng đến những loại thực phẩm khác, bạn cũng nên sơ chế thật sạch, rửa bằng nước giấm pha loãng. Sau đó cho vào màng bọc thực phẩm nhiều lớp vào mang đi bảo quản.
Cách bảo quản thức ăn trong ngăn mát tủ lạnh
Ngăn mát tủ lạnh có rất nhiều ngăn, nếu sắp xếp hợp lý và khoa học bạn có thể bảo quản được rất nhiều thức ăn. Chẳng hạn như ở cánh cửa tủ, bạn có thể để những thực phẩm khô hoặc sốt, gia vị.
Kệ trên cùng nên đặt thức ăn thừa, đồ uống hoặc thực phẩm ăn liền. Ngăn này có hơi lạnh tỏa ra nhiều nên thức ăn sẽ được bảo quản tốt hơn so với những ngăn khác.
Những kệ dưới bạn có thể bảo quản trứng, các loại thực phẩm rã đông như thịt, cá, hải sản. Nên đặt chúng vào một hộp nhỏ để không bị rỉ nước ra tủ lạnh. Hộc tủ là nơi bảo quản hoa quả tươi, rau xanh cực tốt. Vì chúng được thiết kế để duy trì độ ẩm thích hợp cho những loại thực phẩm này.
Cách bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh
Không chỉ thực phẩm tươi sống mà ngay cả thức ăn chín cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên để bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh được lâu và an toàn bạn cần biết một số nguyên tắc cơ bản.
Trước hết, thức ăn cho vào tủ lạnh cần dùng màng bọc thực phẩm bao kín. Hoặc bạn có thể dùng hộp. Càng ít không khí lọt vào thức ăn càng bảo quản được lâu hơn.
Nguyên tắc thứ hai bạn tuyệt đối không nên bỏ qua là thức ăn chín phải để riêng với thực phẩm sống. Cách này giúp tránh trường hợp lây nhiễm mùi khiến thức ăn nhanh hư hỏng.
Để thức ăn nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh bảo quản. Nếu cho vào khi còn nóng, nhiệt độ thức ăn cao trong khi nhiệt độ không gian tủ lại thấp gây ra hiện tượng ngưng đọng thành hơi nước. Điều này sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của những vi khuẩn có hại, gây hỏng thực phẩm.
Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh khi lấy ra ngoài đều nên nấu lại ngay. Vì kể cả thực phẩm tươi hay nấu chín, khi để trong tủ lạnh đều trở nên nhạy cảm với vi khuẩn.
Cách bảo quản đồ ăn cho bé trong tủ lạnh
Đối với một số thực phẩm đã chế biến sẵn cho bé, các mẹ thường bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên cách này thường chỉ bảo quản được một thời gian khá ngắn. Đồng thời chất dinh dưỡng cũng sẽ phần nào bị hao hụt.
Cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé an toàn, bạn có thể bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh. Để tiết kiệm thời gian, lúc nấu bạn nên nấu luôn khẩu phần ăn trong 1 tuần cho bé. Sau đó chia thành từng phần nhỏ cho vào hộp.
Thức ăn dặm của bé thường là cháo xay nhuyễn nên rất dễ cho vào hộp. Hoặc bạn cũng có thể cho vào khay đựng thực phẩm, dùng màng bọc thực phẩm bao lại. Đặt vào ngăn đông tủ lạnh, khi ăn chỉ cần lấy từng viên ra và nấu lại.
Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Nhiều người nghĩ rằng, nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ ngăn ngừa sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù nhiệt độ trong tủ lạnh dưới 4 độ C (nhiệt độ tốt để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn) nhưng thức ăn để quá lâu ngày vẫn sẽ thúc đẩy sự hình thành của vi khuẩn.
Những thực phẩm đã ngâm muối, đường hoặc giấm có thể bảo quản khá lâu trong tủ lạnh. Còn lại tất cả đều không nên để lâu. Với những thực phẩm nấu chín, trái cây, rau quả tươi không để quá 3 ngày.
Với những thực phẩm trong ngăn đông thì không nên bảo quản quá 3 tháng. Tuy nhiên, đây cũng không phải là thời hạn chính xác nhất, còn tùy thuộc vào số lượng và bản chất của một số thực phẩm. Vì thế thời gian cũng như cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tốt nhất là 1 tuần. Thời gian này lượng dinh dưỡng vẫn còn được đảm bảo, chưa bị hao hụt nhiều và biến chất.
Nên bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh bằng hộp nhựa hay thủy tinh?
Đây là câu hỏi được khá nhiều bà nội trợ quan tâm. Giữa nhựa và thủy tinh luôn tồn tại nhiều ưu nhược điểm khiến các mẹ phân vân.
Thường thì hộp nhựa có nhiều hình dáng và cấu trúc khác nhau. Lại có tính mềm dẻo nên không sợ vỡ. Tuy nhiên, có một số loại hộp nhựa thường chứa chất phụ gia BPA, gây phá hủy nội tiết, xuất hiện tình trạng dậy thì sớm, giảm lượng tinh trùng, nặng hơn còn gây ung thư,...
Ngoài ra hộp nhựa còn rất khó vệ sinh, nhất là khi bị dầu mỡ bám vào. Khả năng giữ nhiệt kém. Và khi đựng thức ăn ở nhiệt độ cao, có khả năng nóng chảy, thẩm thấu vào thức ăn.
So với hộp nhựa, hộp thủy tinh thường dễ vỡ và giá thành cao hơn. Tuy nhiên chất lượng lại tốt hơn rất nhiều. Chúng có khả năng giữ nhiệt cao, dễ lau chùi.
Đặc biệt, thủy tinh có tính trơ hóa học nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Bạn có thể đựng những loại thức ăn chứa nhiều axit như muối chua mà không bị tác động. Vì thế nên hạn chế sử dụng hộp nhựa bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, thay vào đó nên dùng hộp thủy tinh.
Một số lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
Với những thực phẩm đã rã đông bạn nên dùng hết, không cho lại vào ngăn đá tủ lạnh. Như thế sẽ dễ gây nhiễm độc cho những thực phẩm khác.
Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh, đặc biệt là thực phẩm tươi sống và thức ăn nấu chín cần cho vào hộp đậy kín nắp. Không để mùi thức ăn này dính vào thức ăn khác.
Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Thời gian càng dài, hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm sẽ giảm. Đồng thời còn sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.
Khi bảo quản trái cây trong tủ lạnh, bạn cần kiểm tra xem có quả nào bị hư hoặc dập nát không. Chỉ cần một quả bị hư sẽ khiến toàn bộ giỏ trái cây của bạn phải vứt đi.
Một số loại thực phẩm không cần bảo quản trong tủ lạnh. Ở nhiệt độ bình thường sẽ tốt hơn nhiều như: bánh mì, cà chua, mật ong, tỏi, hành tây, chuối, khoai tây,...
Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh tuy không quá phức tạp nhưng cần phải có cách sắp xếp khoa học. Đồng thời bạn cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản để giữ thực phẩm tươi, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế bạn đã biết ăn bánh mì thường xuyên có những lợi ích và tác hại gì?
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay ngon miệng. Dưới đây là cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon mà bạn nên tham khảo!