Các món ăn phụ huynh nên bổ sung cho trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Theo Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Trịnh Phượng Kiều, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh việc đưa trẻ đi khám, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý về chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng trong giai đoạn này.
Bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hoá để trẻ có thể ăn được nhiều hơn. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và chú trọng đến thành phần dinh dưỡng trong các món ăn để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.
Những thực phẩm tốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Các loại thực phẩm giàu arginine: gồm các thực phẩm như nho khô, các loại hạt, lạc (đậu phộng), chocolate... Arginine được biết đến là một loại axit amin có thể khiến virus sản sinh nhiều hơn. Việc này không có lợi đối với sức khỏe của bé bị tay chân miệng.
Các loại thức ăn cứng, cay nóng hay được nêm nếm quá mặn: trẻ bị tay chân miệng thường nổi nốt ban loét ở niêm mạc miệng. Việc cho trẻ ăn thực phẩm cay, nóng sẽ làm cho vết loét bị kích ứng mạnh hơn, khiến bé cảm thấy đau rát, khó chịu, vết loét cũng khó lành. Mẹ nên cho trẻ ăn hơi mát, xay nhuyễn nếu cần. Phụ huynh không nên ép trẻ ăn, ngay cả những món trẻ yêu thích.
Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Các loại thực phẩm này khiến da của bé tiết dầu nhiều hơn, vô tình làm cho tình trạng nốt ban trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này thường khó tiêu hóa, trẻ hấp thụ chậm và không tốt với sức khỏe của trẻ đang bị bệnh. Ngoài ra, ba mẹ tuyệt đối không dùng thực phẩm mà bé từng bị dị ứng, hoặc đồ ăn lạ.
Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miêng
ay chân miệng là bệnh lây nhiễm từ người sang người, vì vậy để chăm sóc bé tốt nhất và hạn chế tối đa tình trạng lây lan, phụ huynh nên cách ly trẻ bị bệnh. Người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng phải đeo khẩu trang cho bản thân và trẻ. Sau khi chăm sóc xong thì phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Quần áo của trẻ cần giặt riêng. Nếu được, nên luộc bằng nước sôi trước khi giặt bằng xà phòng và nước sạch. Những đồ vật dùng chung như đồ chơi, bình sữa, ly, chén của trẻ bị tay chân miệng phải dùng riêng với những trẻ khác. Đồng thời phải được làm sạch bằng xà phòng và nước sạch. Ngoài ra, phụ huynh chú ý vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bị tay chân miệng mỗi ngày.
Trẻ bị tay chân miệng rất ngại đánh răng. Trẻ chảy nước miếng nhiều nhưng không dám nuốt, do đó phụ huynh lưu ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Nếu vệ sinh răng miệng không tốt thì trẻ sẽ bị viêm nướu, nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Phụ huynh không ủ kín trẻ tránh để bội nhiễm da, cần cho trẻ mặc đồ thoáng, mềm và thấm hút mồ hôi. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sốt, đau miệng, bỏ ăn, nổi ban tay chân... thì phải đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...