Các loại mùi độc hại đối với bà bầu: Mẹ tuyệt đối không nên ngửi
Mùi khí gas
Bà bầu hàng ngày vẫn thường xuyên vào bếp thì phải cực kỳ thận trọng với khí gas. Đây là một trong các loại mùi độc hại đối với bà bầu. Trong khí gas có khí CO, đây là loại khí không màu, không mùi, không có tính kích thích, bà bầu sẽ không thể biết được trong khí hít có CO hay không.
Khi khí CO vào phổi sẽ kết hợp ngay với hồng cầu do ái lực của CO mạnh hơn Oxi (O2) đến 300 lần, khiến hồng cầu mất đi chức năng vận chuyển Oxi, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu dưỡng khí.
Nếu mẹ bầu hít phải khí gas, mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tứ chi mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ, mất ý thức và có thể khiến thai nhi bị ngạt. Do đó, bà bầu cần hạn chế tiếp xúc với khí gas. Nếu có thể, hãy nhờ người thân vào bếp thay để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Trong trường hợp mẹ bắt buộc phải vào bếp thì hãy thật cẩn trọng khi sử dụng gas. Có thể sử dụng bếp từ, bếp hồng ngoại để nấu nướng.
Mùi khói than hoa, than tổ ong
Thành phần của khói than hoa, than tổ ong chứa rất nhiều loại khí độc hại như: SO2, CO, CO2, NO2. Các khí này khi hít phải sẽ gây khó thở, viêm phổi, tê liệt hệ thần kinh, ngăn cản sự tuần hoàn của máu...
Nhiều trường hợp ngộ độc khí than tổ ong đã dẫn đến tử vong. Với thai nhi, mẹ bầu hít phải các khí này với lượng lớn sẽ tìm ẩn những biến chứng nguy hiểm.
Mùi khói xe
Nếu mẹ thường xuyên di chuyển trên đường sẽ khó tránh khỏi khói bụi và các loại mùi độc hại đối với bà bầu như: CO2, CO, không khí lẫn kim loại nặng (chì) còn sót lại sau khi đốt cháy xăng.
Tác động của các chất khí này lên thai nhi có thể gây ra biến dạng ADN, khiến các bé bị dị tật bẩm sinh. Ngoài ra mùi khó chịu và thành phần bụi bặm, vi khuẩn của khói xe cũng khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về hô hấp.
Do vậy, nếu cần thiết phải đi ra ngoài, mẹ hãy nhớ đeo khẩu trang dày giúp cản bớt lượng khí độc xâm nhập vào cơ thể.
Mùi khói nhang
Trong khói nhang có các hoạt chất butadiene, benzene gây tổn thương đến da, mắt, hệ thần kinh, hệ hô hấp, ung thư máu, ung thư bạch huyết.... Bà bầu khi hít phải mùi nhang nhiều còn có thể dẫn đến chứng bệnh trầm cảm.
Vì vậy, trong gia đình có bà bầu, nếu thờ cúng thì nên đốt ít nhang mỗi lần. Phòng thờ nên mở cửa sổ thông thoáng, sử dụng các loại nhang có mùi dễ chịu, ít khói và có thành phần thiên nhiên như mùn cưa hay nhang trầm. Tuyệt đối không dùng nhang thơm vì nó chứa nhiều hóa chất độc hại gây ung thư.
Mùi khói thuốc lá
Không kể đến mùi thuốc lá gây khó chịu cho bà bầu. Việc mẹ bầu hút thuốc lá thụ động có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi. Trong thuốc lá có hàng trăm chất gây hại cho sức khỏe và có đến 70 chất gây ung thư, khói thuốc gây ra các bệnh hô hấp, tim mạch và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Nhiều mẹ hít quá nhiều khói thuốc có thể bị sảy thai hay sinh non.
Do vậy, mẹ bầu cần tránh xa môi trường có khói thuốc lá. Các ông bố cũng nên hạn chế hút thuốc gần các bà bầu và tránh đưa mẹ đến nơi có nhiều khói thuốc.
Mùi thuốc uốn, ép, mùi thuốc nhuộm tóc, mùi sơn móng
Phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại mùi độc hại với bà bầu. Trong thuốc uốn tóc thường có thioglycolate amon (muối của axit thioglycolic) có tính độc, nếu hít liên tục dễ gây hại cho thai.
Ngoài ra, trong các hóa chất làm tóc và hóa chất làm móng còn có aceton có khả năng bốc hơi rất cao, sộc mùi rất mạnh, đặc biệt nguy hiểm đến thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Mùi hương của nước lau nhà, nước rửa bát
Thai phụ cũng nên tránh hít các loại chất hóa học thường sử dụng như: nước lau nhà, nước rửa bát... Với những việc nhà cần sử dụng tới nước lau rửa hoặc chất hóa học, phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc đeo khẩu trang khi ngửi các mùi hương mạnh.
Tốt nhất là thai phụ nên đảm bảo việc thông khí trong nhà để tránh bị mùi hóa học độc hại tồn đọng quanh quẩn hoặc tối ưu hơn là nhờ người khác làm giúp những công việc phải tiếp xúc với hóa chất.
Các mùi độc hại với bà bầu nêu trên đều là những mùi hương cực kì quen thuộc, có trong hầu hết các gia đình hiện nay. Do đó, bà bầu cần lưu ý để tránh hít phải quá nhiều.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.