Giá trị dinh dưỡng của cà rốt

Cà rốt được trồng đầu tiên ở Afghanistan vào khoảng năm 900 sau Công nguyên. Nhiều người biết đến cà rốt với màu cam rực rỡ đặc trưng, nhưng thực tế thì loại củ này cũng có các màu sắc khác, chẳng hạn như tím hoặc vàng, đỏ và trắng.

Loại củ phổ biến và đa năng này có thể mang hương vị hơi khác nhau tùy thuộc vào màu sắc, kích thước và nơi trồng. Đường trong cà rốt tạo ra vị ngọt nhẹ, nhưng đôi khi cũng có thể mang mùi đất hoặc hơi đắng.

Một khẩu phần nửa cốc cà rốt có:

25 calo;

6 gram carbohydrate;

2 gram chất xơ;

3 gram đường;

0,5 gram protein.

Cà rốt là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất quan trọng. Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của một người, nửa cốc cà rốt có thể đáp ứng tới:

73% nhu cầu vitamin A;

9% vitamin K;

8% lượng kali và chất xơ;

5% vitamin C;

2% canxi và sắt.

Những thực phẩm không nên kết hợp với cà rốt

Cà rốt kỵ với cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin C, nhưng cà rốt lại có enzym phân giải chất này. Do đó, khi dùng chung hai loại củ quả này với nhau sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Không nấu với gan động vật

Gan động vật thường chứa kim loại hàm lượng cao, đặc biệt là đồng và sắt. Trong khi đót, cà rốt chứa vitamin C có thể làm oxy hóa, mất tác dụng của các ion kim loại này.

Ngoài ra, do chứa nhiều chất cellulose và axít oxalic, ăn cà rốt kèm với gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Cà rốt không nên ăn cùng củ cải

Củ cải trắng chứa lượng vitamin C cao, tốt cho sức khỏe. Cũng tương tự như cà chua, nếu ăn củ cải trắng cùng cà rốt sẽ làm vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, làm cơ thể không hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.

Không ăn cà rốt kèm thủy, hải sản có vỏ

Thủy hải sản có vở (tôm, cua...) khi ăn chung với cà rốt có thể gây ngộ độc. Bởi trong vỏ các loài sinh vật trên thường chứa 1 lượng lớn các asen hóa trị 5. Asen khi gặp vitamin C trong cà rốt sẽ trở thànha sen hóa trị 3 có tên gọi khác là thạch tín. Đây là một chất có độc tính cao, nguy hiểm nếu ăn phải.