Việc bơi lội khi mang thai có an toàn hay không?

Bơi lội là môn thể thao mà chị em có thể tập luyện trong khi mang thai, với điều kiện phải áp dụng một số biện pháp phòng tránh rủi ro. Bơi lội giúp mẹ bầu duy trì vóc dáng và cảm thấy thoải mái hơn với những thay đổi đang xảy ra với cơ thể.

Bơi lội là một môn thể dục có tính nhịp điệu, giúp rèn luyện sức mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu bạn mới bắt đầu việc bơi lội hoặc thai kỳ của bạn là thai kỳ nguy cơ cao thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện môn thể thao này.

Lợi ích của việc bơi lội là gì?

Bơi lội là một môn thể dục có tính nhịp điệu, giúp rèn luyện sức mạnh và hạn chế các cơn đau. Những lợi ích khác nhau của bơi lội trong thai kỳ bao gồm:

Giúp cơ thể thư giãn

Bơi là hoạt động cân bằng giữa hệ tuần hoàn và các cơ bắp. Do đó, nó giúp giảm căng thẳng, kích thích cơ thể giải phóng endorphin - một chất hạn chế cơn đau nhức và khiến cảm giác mang thai của bà bầu trở nên tích cực hơn.

Giảm sưng đau

Bơi là hoạt động cân bằng giữa hệ tuần hoàn và các cơ bắp - Ảnh minh họa: Internet

Tử cung to hơn sẽ gây áp lực lên cơ thể. Nhưng với đặc tính của nước sẽ khiến mẹ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không thấy nặng nề khi bơi lội. Việc này rất có lợi cho những mẹ bị đau khớp, đau lưng vì bơi lội tăng cường sức khỏe các cơ bắp và dây chằng xung quanh vùng bị đau.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Vận động giúp kích thích nhịp tim trong một thời gian ngắn và giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, bơi lội còn là một bài tập giúp phổi giãn nở tốt hơn và cho phép bà bầu hô hấp dễ dàng hơn.

Làm săn chắc cơ thể

Bơi là hoạt động cần phối hợp các nhóm cơ ở cánh tay và ở chân, giúp cải thiện trương lực cơ. Bà bầu thường có xu hướng tăng cân, khi đó các cơ bắp có thể không chịu đựng được, tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách bơi lội.

Tránh tăng thân nhiệt quá mức

Bơi là hoạt động cần phối hợp các nhóm cơ ở cánh tay và ở chân - Ảnh minh họa: Internet

Thân nhiệt của bà bầu thường tăng lên một cách tự nhiên do việc tăng cung cấp máu cho da, đồng thời cũng do nhiệt được tạo ra từ quá trình trao đổi chất của em bé. Bơi lội giúp ổn định và duy trì thân nhiệt của bà bầu, giúp cơ thể thoải mái hơn.

Giúp bình chỉnh ngôi thai

Bơi được tin tưởng là có thể bỉnh chỉnh được vị trí của em bé. Các bác sĩ cho rằng em bé có thể xoay đầu trong tử cung do bụng mẹ trở nên sẽ nhẹ hơn ở trong nước và ngôi thai sẽ được bình chỉnh thẳng hàng với trục dọc tử cung.

Phòng ngừa tình trạng ốm nghén

Bơi lội, đặc biệt là trong nước lạnh, giúp mẹ bầu nhanh chóng cải thiện triệu chứng buồn nôn và ốm nghén trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng

Bơi lội giúp cải thiện và tăng sức chịu đựng, dẻo dai của cơ bắp. Điều này rất hữu ích trong việc chuyển dạ sinh để tử cung co bóp đẩy em bé ra.

Cải thiện giấc ngủ

Sau khi bơi lội, cơ thể sẽ được thư giãn, do đó sẽ có sự cải thiện về chất lượng giấc ngủ của chị em mang thai. Nếu được các bác sĩ cho phép, các chị em hãy bơi lội khi mang thai. Tuy nhiên, phải đảm bảo chắc chắn rằng bạn tuân theo các biện pháp an toàn mỗi khi xuống nước.

Một số biện pháp an toàn để bơi lội khi mang thai

Bơi được tin tưởng là có thể điều chỉnh được vị trí ngôi thai của em bé - Ảnh minh họa: Internet

Biện pháp chung

Nên bơi ở một hồ bơi gần nhà để tránh đi xa, gây mệt mỏi khi mang thai.

Kiểm tra xem nước trong hồ bơi có được khử trùng không. Khử trùng bằng clo giúp ngăn ngừa các bệnh do nước bẩn gây ra.

Mặc đồ bơi thoải mái, không bó sát cơ thể.

Sử dụng các vật dụng hỗ trợ bơi như áo phao khi bà bầu chưa biết bơi.

Cẩn thận khi đi trên bề mặt trơn trượt của khu vực xung quanh hồ bơi.

Hô hấp ổn định và không nín thở quá lâu vì em bé trong bụng đòi hỏi phải cung cấp oxy liên tục.

Nên lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu như các cơn đau bất thường hoặc chóng mặt, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Uống đủ nước trước khi bơi ít nhất 2 giờ để tránh mất nước cho khi tập thể dục.

Nên bơi ở hồ bơi trong nhà thay vì bể bơi ngoài trời để tránh bức xạ mặt trời và nhiệt độ quá nóng.

Hãy sử dụng một số đồ ăn nhẹ nhiều năng lượng để nâng cao khả năng tập luyện. Nên ăn trước khi bơi ít nhất nửa giờ. Ngoài ra, nên ăn nhẹ sau tập luyện để bổ sung năng lượng đã sử dụng.

Biện pháp an toàn cho tam cá nguyệt thứ nhất

Bà bầu nên bơi lội vào sáng sớm nếu cơ thể cho phép. Khi đó bà bầu có thể giảm triệu chứng buồn nôn, ốm nghén và giúp cơ thể tràn đầy năng lượng cả ngày.

Thời gian bơi là ít nhất 20 phút mỗi ngày mới đem lại các lợi ích nêu trên.

Mẹo bơi cho tam cá nguyệt thứ hai

Bà bầu có thể nằm ngửa và tập bơi ngửa mà không gây ảnh hưởng đến lưu thông máu.

Mặc đồ bơi dành cho bà bầu đơn giản và thoải mái.

Mẹo bơi cho tam cá nguyệt thứ ba

Mặc đồ bơi chuyên dành cho bà bầu với kích thước bụng đang to hơn.

Sử dụng ống thở để hô hấp dễ dàng trong khi bơi lội.

Thực hiện động tác bơi sấp vì nó giúp kéo dãn cơ ngực và giảm căng thẳng cho cơ lưng.

Tránh bơi ngửa khi gần đến ngày sinh.

Tuy nhiên, biện pháp an toàn và quan trọng nhất là dừng việc bơi lại nếu cơ thể bà bầu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nào.

Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi bà bầu bơi lội

Bà bầu phải lập tức dừng bơi lội nếu gặp các vấn đề dưới đây:

Đau vùng bụng dưới.

Chảy máu âm đạo.

Âm đạo ra dịch bất thường.

Xuất hiện các cơn co tử cung.

Nhịp tim không đều.

Chóng mặt hoặc choáng váng.

Ngoài ra, bà bầu nên hạn chế bơi lội nếu có tiền sử sau:

Sảy thai nhiều lần.

Hở hoặc yếu cổ tử cung.

Bệnh phổi hoặc bệnh tim.

Bơi trong nước lạnh có hại không?

Mặc đồ bơi thoải mái, không bó sát cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Bơi lội trong nước lạnh có thể gây hại cho bà bầu vì nước lạnh có thể gây co bóp tử cung. Nhiệt độ nước lý tưởng là 78​​°F đến 84°F (25.5°C đến 29°C).

Tư thế bơi nào là tốt nhất khi mang thai?

Bơi sấp, bơi ngửa, bơi tự do, bơi bướm và bơi ếch đều phù hợp miễn bà bầu cảm thấy thoải mái là được.

Phụ nữ mang thai có thể đi bơi ở bãi biển hoặc dưới sông không?

Bà bầu có thể đi bơi trên bãi biển hoặc trên sông với điều kiện tuân thủ các biện pháp an toàn đã được nêu trên. Dù bất cứ nơi nào, bạn cần phải chắc chắn rằng nguồn nước ở đó không bị ô nhiễm.

Bơi lội được xem là một trong những hoạt động thể lực tốt trong thai kỳ. Tuy nhiên tốt hơn hết bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Ngoài ra, chị em nên thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn tùy theo giai đoạn. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc bất thường, các bà bầu hãy ngừng bơi.