Các điểm cầu tham gia hội thảo trực tuyến

Hội thảo được kết nối trực tuyến với điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố với sự tham dự của lãnh đạo các Sở Y tế, Bệnh viện Y học cổ truyền, Hội Đông y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, tổ chức liên quan đến lĩnh vực y, dược cổ truyền.

Nhiều bài thuốc y cổ truyền ghi nhận kết quả khả quan

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, nhận định, đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta diễn biến dịch phức tạp và kéo dài đã tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân. Cùng với ngành y tế cả nước, các đơn vị y dược cổ truyền đã tích cực tham gia đóng góp về nhân lực, vật tư y tế, thuốc điều trị.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kêu gọi những người đang công tác trong lĩnh vực y, dược cổ truyền hãy tích cực hơn nữa và chủ động tham gia trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Tại hội thảo, PGS.TS.Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền chia sẻ, một số bài thuốc cổ truyền đang được các đơn vị nghiên cứu ứng dụng, bước đầu ghi nhận kết quả tốt: bệnh nhân không bị chuyển mức độ nặng, giảm nhanh các triệu chứng: ho, sốt mất vị giác, khứu giác, đỡ mệt mỏi…

Đại diện Bệnh viện Y học cổ truyền của Bộ Công an báo cáo chi tiết, cụ thể về quá trình sử dụng thuốc y học cổ truyền tham gia và điều trị Covid-19 có hiệu quả. Đại diện Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, bằng kinh nghiệm thực tiễn, các bác sĩ tại bệnh viện đã và đang điều trị cho những trường hợp F0 và đặc biệt các trường hợp phục hồi sau bị bệnh Covid-19  bằng y dược cổ truyền.

Điểm cầu Công ty TNHH Vạn Xuân

Theo báo cáo kết quả thử nghiệm dùng thuốc Đông y trong điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai, bệnh nhân có sự cải thiện đáng kể sau 5 ngày dùng thuốc cổ truyền. Cụ thể, qua theo dõi 294 bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ được cấp túi thuốc cổ truyền của Công ty TNHH Vạn Xuân, gồm Phyllantol (điều hòa chức năng tiêu hóa), Dehovi (hạ sốt, an thần), Xoang Vạn Xuân (thông đường hô hấp), Dầu Mặt Trời Vạn Xuân (sát trùng, chống viêm đường hô hấp), nước súc miệng thảo dược và Vạn Xuân Hộ Não Tâm (trợ tim, hỗ trợ hô hấp) thì có hơn 90% bệnh nhân giảm các triệu chứng liên quan.

Cấp phát túi thuốc Vạn Xuân tại BV Y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai

 Trong đó, các triệu chứng về đường hô hấp, thần kinh cơ và tiêu chảy đều giảm rõ rệt sau 5 ngày điều trị; không có trường hợp bị chuyển nặng và rất nặng phải chuyển viện. Đối với bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng thì sau 9 ngày điều trị, có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR hoặc nồng độ virus SARS-CoV-2 thấp, còn bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thì các triệu chứng hết sau 11 ngày điều trị.

 

“Với đặc điểm bệnh nhân nhiễm SAR-COVID-2, giai đoạn đầu ít có biểu hiện triệu chứng hoặc không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, giai đoạn này, việc sử dụng y học cổ truyền với mục tiêu tăng cường thể lực cho bệnh nhân, làm hạn chế diễn biến của bệnh nhân từ thể nhẹ sang thể nặng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho tầng điều trị can thiệp là rất cần thiết, đây cũng là thế mạnh của y học cổ truyền nước ta cần được phát huy”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Cần có cơ chế ứng dụng y học cổ truyền phù hợp

Nhiều đại biểu đã thảo luận về vấn đề hoàn thiện thể chế liên quan đến dùng thuốc y học cổ truyền trong điều trị Covid-19, đồng thời đề xuất cần có những văn bản có tính pháp lý cao hơn, cụ thể hơn đối với việc triển khai ứng dụng y, dược học cổ truyền phòng, chống Covid-19.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, thông báo 226 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ việc Thủ tướng yêu cầu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị Covid-19. Bộ Y tế ban hành quyết định 4539/QĐ-BYT ngày 25/9/2021 về hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền trong phòng, điều trị Covid-19, đồng thời có công văn chỉ đạo Sở y tế tại 63 tỉnh thành triển khai.

"Bước đầu chúng ta có căn cứ để các Sở y tế, các bệnh viện trong cả nước triển khai việc ứng dụng y, dược cổ truyền điều trị, phòng, chống dịch Covid-19. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế cần tổng hợp ý kiến đề xuất từ các cơ sở y, dược cổ truyền và các cơ quan có liên quan (như Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp…) đề xuất được cơ chế, thể chế làm căn cứ để Bộ Y tế ban hành văn bản hoặc tham mưu trình Thủ tướng ban hành văn bản", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu.