Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ có thể dễ bị ảnh hưởng khi ăn phải thức ăn lạ, đặc biệt là một số thực phẩm lề đường, vỉa hè. Tình trạng trẻ bị tiêu chảy vẫn thường gặp ở trẻ độ tuổi đi học. Trong những trường hợp này, cha mẹ có thể áp dụng những cách chữa tiêu chảy cho trẻ bằng bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả

Cho trẻ bị tiêu chảy uống nước hồng xiêm

Hồng xiêm (miền Nam gọi là quả sapôchê) khi chín có vị ngọt, hương thơm dễ chịu. Đây là loại trái cây phổ biến ở nước ta. Trái hồng xiêm xanh thành phần chứa chất nhựa dính latex vị chát thường được dùng cho người bị tiêu chảy. 

Theo dân gian, hồng viêm xanh vị chát, tính bình có thể dụng trị các chứng tiêu chảy, kiết lỵ ở cả người lớn và trẻ em.

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ từ nước hồng xiêm xanh thường được nhiều cha mẹ áp dụng rộng rãi - Ảnh minh họa: Internet

Bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ từ quả hồng xiêm xanh có thể thực hiện như sau:

Bước đầu tiên, rửa sạch quả hồng xiêm xanh sau có cắt lát mỏng. Phơi phần hồng xiêm đã cắt và sao vàng. Các bậc cha mẹ có thể dự trữ hồng xiêm đã sao vàng sử dụng trong nhà.

Khi trẻ có hiện tượng tiêu chảy, cha mẹ lấy khoảng 10 lát hồng xiêm sao vàng sắc lấy nước uống. Lưu ý, lượng nước cho vào ấm hoặc nồi phải ngập hồng xiêm bên trong.

Sau cùng, đổ nước hồng xiêm vào ca và cho trẻ bị tiêu chảy uống 2 lần. Cha mẹ nên uống thử nước hồng xiêm xanh trước khi cho trẻ uống, không nên nấu nước quá đặc.

Búp và lá ổi trị tiêu chảy cho trẻ

Thành phần chất chống oxy hóa trong quả ổi có tác dụng phòng ngừa và trị một số bệnh thường gặp. Bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ từ búp và lá ổi sẽ có tác dụng làm giảm quá trình xuất tiết, kích thích màng ruột, đẩy lui các triệu chứng bệnh.

Khi trẻ bắt đầu có hiện tượng tiêu chảy, cha mẹ có thể hái từ 5 – 7 búp ổi, rửa sạch và cho bé nhai với vài hạt muối, nuốt lấy nước. Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Búp và lá ổi có thể khắc phục tình trạng tiêu chảy ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, có thể áp dụng những bài cách chữa tiêu chảy cho trẻ từ búp ổi thông dụng sau: 

Bài 1: Dùng 20g búp ổi, 16g sả củ, 6g củ riềng. Thái nhỏ các nguyên liệu này, sao vàng, sắc lấy nước đặc uống hàng ngày.

Bài 2: Lấy 20g lá ổi, 20g vỏ bưởi đem phơi khô. Tiếp tục lấy 10g lá chè tươi rửa sạch cùng 2 lát gừng tươi. Cho tất cả các nguyên liệu này này vào ấm hoặc nồi sắc lấy nước cho trẻ bị tiêu chảy uống.

Bài 3: Lấy 20g búp ổi sao qua, 10g vỏ quýt khô, 10g gừng nướng, 20g gạo rang đem sắc kỹ với 400ml nước. Còn khoảng 100ml nước thì cho trẻ uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 4: Dùng 20g búp ổi, 20g vỏ măng cụt, 10g gừng nướng và 20g gạo rang đem sắc lấy nước cho trẻ bị tiêu chảy uống thành nhiều lần trong ngày.

Dùng lá mơ lông cho trẻ bị tiêu chảy

Lá mơ lông không chỉ được dùng để chế biến thực phẩm mà còn sử dụng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, lá mơ lông vị đắng, chát nhẹ, tính mát công dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, tẩy giun, giải độc…

Các bậc cha mẹ thường sắc nước lá mơ lông cho trẻ bị tiêu chảy uống nhiều lần trong ngày - Ảnh minh họa: Internet

Nhiều bậc phụ huynh thường sử dụng bài thuốc dân gian trị tiêu chảy từ lá mơ lông cho trẻ để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng. Cha mẹ chỉ cần lấy từ 10 – 15 lá mơ lông nấu lấy nước nước cho trẻ uống liên tục trong ngày.

Sau khi các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ thuyên giảm, cha mẹ vẫn nên cho con uống tiếp tục từ 2 – 3 ngày để ổn định tỳ vị.

Áp dụng những cách chữa tiêu chảy cho trẻ phổ biến nói trên, cha mẹ sẽ biết chăm sóc con khi gặp những triệu chứng khó ưa này của đường tiêu hóa.