Trường hợp nghi ngờ thiếu canxi, gia đình cần đưa trẻ đi khám và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh: Trilac.

Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay. Chúng không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương.

Canxi còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormone).

Trường hợp nghi ngờ thiếu canxi, gia đình cần đưa trẻ đi khám và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mặc dù nhu cầu canxi thay đổi theo độ tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần một lượng đáng kể để tăng trưởng nhanh chóng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị nhu cầu canxi cụ thể cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:

 

Hiện nay, tình trạng trẻ bị thiếu canxi mặc dù vẫn được bổ sung chất này hàng ngày khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài các vấn đề về bệnh lý, sử dụng thuốc dẫn đến kém hấp thu canxi, còn một lý do khác ít người biết đến là trẻ thiếu vitamin D và/ hoặc vitamin K2.

Vitamin D và vitamin K2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi từ ruột vào máu. Trong khi đó, vitamin K2 giúp cải thiện khả năng gắn canxi từ máu vào cấu trúc xương, tăng cường mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương, loãng xương và hỗ trợ phát triển chiều cao của trẻ.

Bổ sung nhiều canxi nhưng không bổ sung đủ vitamin D và vitamin K2 đều có thể khiến trẻ vẫn bị thiếu canxi. "Bộ 3" canxi, vitamin D, vitamin K2 là không thể tách rời nếu muốn trẻ được cung cấp đủ canxi cho cơ thể.

ThS.BS Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Tin liên quan