Bố mẹ cho uống thuốc cam chữa động kinh, bé gái 9 tuổi mất não vì ngộ độc chì
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ Thủ Đô, Bệnh viện Nhi trung ương vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 9 tuổi bị ngộ độc chì nặng do sử dụng thuốc cam.
Cụ thể, bệnh nhi T.M (9 tuổi, Hà Tĩnh) có tiền sử động kinh. Thời gian gần đây, gia đình thấy con co giật nhiều nên đã mua thuốc cam không rõ nguồn gốc về cho trẻ uống.
Sau khi dùng thuốc, các cơn giật của T.M không giảm mà còn tăng lên kèm theo nôn, đau đầu, lơ mơ dần. Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán ngộ độc chì nặng.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, qua thăm khám lâm sàng, kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc chì và cho làm xét nghiệm định lượng chì trong máu.
Kết quả cho thấy bé T.M bị ngộ độc chì nặng, có tổn thương não. Nồng độ chì trong máu của trẻ là 91 µg/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 10 µg/dL). Bệnh nhi nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhập viện trong tình trạng lơ mơ, co giật nhiều và kéo dài, giảm tri giác.
Các bác sĩ đã lập tức hồi sức tích cực để đảm bảo chức năng sinh tồn cho trẻ như thở oxy, thở máy, đảm bảo huyết động, điều trị tăng áp lực nội sọ, dùng thuốc thải chì máu…
Tuy nhiên, sau 1 ngày điều trị, tình trạng tri giác của bệnh nhi xấu dần, tăng áp lực nội sọ nặng, đe dọa đến các chức năng sống và bệnh nhi rơi vào tình trạng mất não.
Dẫn tin từ báo Công an nhân dân, BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, đây là một ca ngộ độc rất đáng tiếc vì sự thiếu hiểu biết của gia đình khi không tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh động kinh của các bác sĩ chuyên khoa, không cho trẻ uống thuốc đều đặn và đi tái khám theo lịch mà lại tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để chữa bệnh.
Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc, nhưng nhiều cha mẹ vẫn quá tin tưởng vào loại “thần dược” này sẽ giúp chữa được nhiều bệnh về da, răng miệng, suy dinh dưỡng hay tăng đề kháng cho con…Đây là những sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em.
BS Hùng cho biết, ngộ độc chì ảnh hưởng đến rất nhiều nội tạng, ngấm vào xương rất lâu, từ vài năm đến chục năm. Ngoài ra, còn tổn thương đến não, nhẹ thì chậm phát triển tinh thần và vận động; nặng thì hôn mê, lơ mơ, tổn thương não cấp, tăng áp lực nội sọ, phù não, có thể tử vong.
Với người ngộ độc chì, theo BS phải theo dõi nhiều năm và tái khám định kỳ. Theo y văn, ngộ độc chì với lượng chì cao, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 2/3. Nồng độ chì trong máu lớn hơn 70 µg/dL là ngộ độc chì mức độ nặng với tỷ lệ tử vong trên 65% nếu có tổn thương thần kinh trung ương.
Nồng độ chì trong thuốc cam của bé gái lên tới 91 µg/dL, khi chụp X-quang, nhìn thấy hình ảnh cản quang chì trong viên thuốc mà cháu bé uống.
Vì vậy, BS khuyến cáo các bậc phụ huynh hãy thật tỉnh táo và tin tưởng vào các phương pháp điều trị đã được y học chứng minh. Không nên nghe, làm theo những phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng, tự ý dùng các loại thuốc – nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép lưu hành.
Đối với các bệnh nhi có bệnh mạn tính phải tuân thủ điều trị cũng như tái khám theo đúng hẹn tại cơ sở y tế uy tín.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...