Bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine Covid -19: Những đối tượng vẫn cần sàng lọc kỹ lưỡng
Mới đây, theo Quyết định 4355 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời sàng lọc trước tiêm chủng vaccine Covid-19 có hiệu lực từ ngày 10/9, việc đo huyết áp thay vì áp dụng tất cả người tiêm mà chỉ áp dụng một số trường hợp nhất định. Theo đó có 3 trường hợp cần thực hiện đo huyết áp trước khi tiêm là: người cao tuổi trên 65, người có tiền sử tăng huyết áp, hoặc mắc huyết áp thấp, người có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch.
Quy trình mới bao gồm hỏi tiền sử bệnh và đánh giá lâm sàng bằng cách: Đo thân nhiệt, đo huyết áp các trường hợp cần thiết, đo mạch và đếm nhịp thở ở người có tiền sử suy tim hoặc phát hiện bất thường như đau ngực, khó thở; quan sát toàn trạng người tiêm và chỉ định tiêm chủng/chuyển cơ sở tiêm chủng có năng lực cấp cứu phản vệ.
Trao đổi về vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh - chuyên gia dịch tễ, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết: Việc bỏ đo huyết áp khi tiêm vaccine với phần lớn người tiêm là điều tất yếu. Đa phần người đi tiêm, huyết áp tăng cao hơn vì lo lắng, hồi hộp. Trước đây, huyết áp không đạt sẽ không đủ tiêu chuẩn để tiêm và phải hoãn tiêm. Nhiều người đo đi đo lại nhiều lần mất rất nhiều thời gian.
Huyết áp tăng khi tiêm chủng phần nhiều do tâm lý chứ không ảnh hưởng đến kết quả tiêm. Hơn nữa, người huyết áp cao cần tiêm vaccine vì nếu không may mắc bệnh sẽ trở nặng rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Với những người có tiền sử bị huyết áp cao hoặc khi đi khám sàng lọc mới biết mình huyết áp cao thì sau khi tiêm vaccine cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, đo huyết áp mỗi 4 – 6 giờ trong 24 giờ sau tiêm. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường cần báo cơ sở y tế – Bs Khanh Hữu Khanh chia sẻ thêm.
Ngoài ra, theo TS. Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, thuật ngữ "tăng huyết áp áo choàng trắng" được nhắc đến nhiều ở người đi tiêm chủng trong thời gian qua. Hội chứng này được biết đến như là một tình trạng tăng huyết áp giả do người bệnh thấy lo lắng, căng thẳng. Khi về nhà, huyết áp lại bình thường.
Mọi nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng tới 4 yếu tố quyết định huyết áp. Đặc biệt khi mọi người stress, lo lắng quá mức, nhịp tim nhanh khiến mạch máu co thắt lại và hậu quả làm cho huyết áp tăng.
Dù bỏ đo huyết áp cho những người trẻ tuổi, khỏe mạnh không bệnh lý nên, nhưng 6 đối tượng Bộ Y tế yêu cầu cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng tiêm vaccine Covid-19 gồm:
+ Những người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác
+ Người có bệnh nền, bệnh mãn tính;
+ Người mất tri giác, mất năng lực hành vi;
+ Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu;
+ Phụ nữ mang thai trên 13 tuần;
+ Người phát hiện bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35,5oC và >37,5oC; Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày; nhịp thở > 25 lần/phút.
Một đối tượng nên trì hoãn tiêm là người có tiền sử đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng. Người đang mắc bệnh cấp tính, những phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....