Trong giai đoạn 6 tháng đầu, trẻ thường bị giật mình do đó dễ tỉnh giấc và quấy khóc. Bố mẹ hay “cuốn” chặt bé vừa giúp bé tránh bị giật mình vừa khiến bé ngon giấc hơn.
Tập thói quen “tắt đèn đi ngủ” cho bé. Bố mẹ có thể lắp bộ chỉnh sáng cho đèn phòng ngủ và tập cho bé giờ giấc sinh hoạt.
Tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng là một cách giúp bé ngủ ngon. Thay bỉm, rửa nước ấm sẽ giúp bé vô cùng thoải mái. Đây cũng sẽ trở thành thói quen của bé, để bé ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm.
Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. Theo bác sĩ người Mỹ Alan Green, nhiệt độ tối ưu cho giấc ngủ của bé dao động từ 18-21 độ C. Giữ nhiệt độ trong phòng hợp lý sẽ giúp bé ngủ nhanh hơn.
Từ khi ở trong bụng mẹ bé đã quen với các âm thanh, do vậy hãy chọn âm thanh phù hợp để bé cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ hơn.
Tã bẩn sẽ khiến bé khó chịu, thức giấc và quấy khóc. Bố mẹ cần đặt thời gian để kiểm tra và thay tã cho bé.
 
Nếu bạn cho con bú thì nên giảm lượng caffeine. Mẹ uống nhiều café trong ngày có thể sẽ khiến bé quấy khóc và khó chịu.
Sử dụng nôi điện tử có thể đung đưa nhẹ sẽ giúp bé dễ ngủ hơn so với đặt bé vào cũi. Cha mẹ có thể ở bên cạnh nôi của bé để trò chuyện hoặc kể những câu chuyện giúp bé cảm giác an toàn và gắn kết với cha mẹ.
Không cho bé tiếp cận với các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi hay ipad từ sớm. Nhiều người chọn cách sử dụng điện thoại hay xem tivi để dỗ trẻ ăn và cho trẻ ngồi yên, tuy nhiên, nếu bạn muốn trẻ ngủ ngon giấc hãy cách ly trẻ với các thiết bị điện tử này trong 1-2 giờ trước khi đi ngủ.
Giao tiếp bằng mắt là điều đầu tiên trẻ học khi ra đời. Quá trình giao tiếp bằng mắt giúp bé nhận biết thế giới xung quanh và làm tăng nhịp tim của bé. Do đó, nhìn vào mắt bé khi bạn ru bé ngủ sẽ khiến bé muốn thức hơn.
Điều tối kỵ là không đánh thức bé khi đang ngủ vì nó sẽ tạo thành thói quen ngủ dở giấc. Nhưng trong trường hợp bé ngủ quá giờ hoặc để lỡ bữa ăn quá lâu, thì cha mẹ vẫn nên đánh thức bé dậy./.