Bỏ con sinh non ở bệnh viện, mẹ khóc nghẹn khi gặp lại sau 22 năm
Gia đình Vương Tuyết Hoa sống ở vùng núi sâu thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Năm 1995, sau khi kết hôn, hai vợ chồng cùng nhau đến Quảng Châu làm việc. Ngày 8/6/2000, Tuyết Hoa sinh đôi con gái tại một bệnh viện ở Quảng Châu.
Hai đứa trẻ bị sinh thiếu tháng nên đều kém phát triển. Cô con gái thứ hai chỉ nặng 1,8kg nên được chăm sóc trong lồng ấp.
Sau hơn nửa tháng sinh con, do hết tiền nên vợ chồng Vương Tuyết Hoa quyết định đưa con gái lớn về quê, để con gái thứ hai ở lại bệnh viện.
Trước khi về quê, hai vợ chồng đến bên lồng ấp, nhìn con khoảng 50 giây.
Sau này, trong một cuộc phỏng vấn, Tuyết Hoa một mực khẳng định, cô không có ý định bỏ con lại bệnh viện nhưng lúc đó, hoàn cảnh quá khó khăn. Hai vợ chồng nợ bệnh viện 4 - 5 nghìn tệ và không có cách nào để trả.
Về Tứ Xuyên một thời gian, hai vợ chồng quay lại bệnh viện nhưng không tìm được con nữa. Có thông tin cho rằng, đứa trẻ đã được gửi đến trại mồ côi, lại có người nói, đứa trẻ đã được một gia đình nhận nuôi.
22 năm tìm con
Mất con, vợ chồng Tuyết Hoa sống trong nỗi dằn vặt, thương nhớ con vô hạn. Mỗi ngày gặp bất cứ ai lạ, họ đều hỏi xem có biết đứa trẻ hay không?
Sau này, khi mạng Internet phát triển, Tuyết Hoa học cách lướt web, theo dõi các thông tin tìm người thân, đồng thời kết bạn với nhiều tình nguyện viên chuyên giúp các gia đình đoàn tụ.
Mỗi khi nhìn thấy ảnh của người giống con gái mình, Tuyết Hoa lại nhờ tình nguyện viên dò hỏi tin tức.
Tháng 10 vừa qua, với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, Tuyết Hoa thu thập mẫu máu và đưa vào hệ thống dữ liệu, đồng thời nhập ảnh của con gái lớn Tiểu Cầm - đang học đại học - vào hệ thống tìm kiếm khuôn mặt. Cô hi vọng, những đứa trẻ sinh đôi sẽ có khuôn mặt giống nhau.
Giữa tháng 10, tin vui đến. Hóa ra con gái thất lạc của Tuyết Hoa đang ở trong trại trẻ mồ côi ở Quảng Châu.
Ngày 17/11 Tuyết Hoa đến trại trẻ mồ côi gặp con.
Vương Tuyết Hoa cho biết khi nhìn thấy con gái, cô lao đến, ôm chặt lấy con và khóc thảm thiết. Cô nhìn con gái từ đầu đến chân, thấy ánh mắt con gái trống rỗng, đờ đẫn, cô rất đau khổ.
Cô gái hiện có tên là Bạch Khiết Tâm. Thủa nhỏ, Khiết Tâm được nuôi dưỡng trong một gia đình ở Quảng Châu. Cô bé được đi học từ năm 10 tuổi. Sau khi học xong tiểu học, Khiết Tâm được đưa trở lại trại trẻ mồ côi – nơi cô thường làm việc nhà.
Khiết Tâm nói rằng, bản thân luôn nhớ cha mẹ. Sau khi nhìn thấy một bạn trong trại trẻ mồ côi được cha mẹ ruột đến đón, Khiết Tâm đã trốn trong phòng và khóc một mình.
Sau đó, Khiết Tâm cũng mua một chiếc vali, sẵn sàng chờ người thân đến đón. Cô bé cũng thường trốn trong phòng viết thư cho bố mẹ nhưng không gửi vì không có địa chỉ.
Khi gặp mặt mẹ, Khiết Tâm bày tỏ sự nhớ nhung của mình: "Mẹ ơi, con rất nhớ mẹ và cũng rất nhớ bố".
Vì lý do thể chất và trí tuệ, Khiết Tâm thậm chí không thể phân biệt được 1 nhân dân tệ và 5 nhân dân tệ. Vương Tuyết Hoa nhìn con, trong lòng nhói lên một nỗi buồn. Cô biết mình đã nợ con gái nhỏ quá nhiều, mong có thể bù đắp và dành cho con nhiều tình cảm nhất có thể.
Tối ngày 26/11, hai mẹ con cùng nhau trở về nhà ở Tứ Xuyên. Cả gia đình quây quần bên mâm cơm do bố của Khiết Tâm chuẩn bị. Bữa cơm có những món đặc biệt nên cô gái ăn liền 2 bát.
Tuyết Hoa ngồi nhìn con, nước mắt rưng rưng. Cô dự định sẽ bồi dưỡng khả năng thích ứng với xã hội của Khiết Tâm. Sau đó, cô sẽ đưa con đến trường để con có một tương lai tươi sáng hơn.
WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Ngày 23/11/2024 WAFT đã được ra đời với 2 thương hiệu WATF Human Capital và WATF Media. Triết lý giáo...
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...
Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái...
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/11/2024 chi tiết các khu vực trên cả nước như sau.
Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...
Áp thấp gần Biển Đông đầu tiên có khả năng hình thành ở khu vực dự báo TCAD của PAGASA. Áp...