Biểu hiện và cách điều trị khi trẻ bị nóng trong người
Thông thường, trẻ bị nóng trong người là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều thịt, các chất đạm hoặc do uống quá ít nước. Ngoài ra, còn có thể do các cơ quan của bé còn yếu, không thể đào thải được độc tố hay chức năng gan và thận yếu.
Theo đó, qua thời gian tích tụ dẫn đến hiện tượng nóng trong người và giải pháp thanh nhiệt hiệu quả nhất thông thường bắt đầu từ việc ăn khỏe, uống đúng và vận động thường xuyên. Thế nên, bài viết sẽ cung cấp cho các bậc huynh một số kiến thức về các biểu hiện và cách điều trị khi trẻ bị nóng trong người.
Khi trẻ bị nóng trong người có những biểu hiện gì?
Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa.
Bị nhiệt miệng.
Da dẻ hơi khô, môi căng đỏ và khô, hơi thở của bé nóng.
Đêm ngủ hay gãi và ngủ không ngon, hay đổ mồ hôi, chán ăn hoặc nước tiểu vàng...
Trẻ bị sốt, nhức đầu, choáng váng thậm chí táo bón.
Bé hay quấy khóc, khó chịu.
Cách điều trị khi trẻ bị nóng trong người
Đầu tiên, việc ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé, vì vậy bố mẹ cần thiết kế lại thực đơn cho bé để làm mát cơ thể. Do đó, các bậc phụ huynh nên tăng cường cho bé ăn các loại rau quả có tính mát như rau mồng tơi, dưa chuột, bí đao, mướp đắng (khổ qua), cà chua, rau diếp cá.
Lưu ý, dù rau má rất tốt cho sức khỏe và giải nhiệt nhanh nhưng các bậc phụ huynh không nên quá lạm dụng. Đặc biệt, không nên cho bé uống nước rau má pha sữa, vừa hủy hết chất dinh dưỡng trong sữa mà uống nhiều quá lại làm hại cơ thể em bé. Ngoài ra, khi cho bé ăn, bố mẹ chỉ nên nấu, luộc, ép, tránh pha chế với sữa hay nước ngọt cho bé uống.
Có thể cho bé uống bột sắn dây để giải nhiệt cơ thể, vì nó giúp giải cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước… Theo đó, có thể mua bột sắn dây về pha với nước sôi để nguội hoặc khuấy lên như bột loãng rùi cho bé ăn. Đặc biệt đối với em bé nào đang bị nóng trong người, táo bón, nhiệt miệng uống bột sắn dây vào đảm bảo bé sẽ đỡ được các tình trạng trên.
Ngoài bột sắn dây, bố mẹ có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hoặc thuốc mát gan, bổ gan, tăng cường giải độc gan như nhân trần, diệp hạ châu, atiso,...
Nên cho bé ăn những món ăn dễ tiêu, dễ hấp thụ và tránh nấu ăn quá mặn sẽ khiến trẻ dễ bị khát nước, khô miệng. Cần hạn chế tối đa các món rán xào nhiều dầu mỡ, nhiều năng lượng như cá viên, khoai tây rán, gà rán… vì các món này nhiều protein, ít chất xơ lại được rán ngập dầu nên dễ khiến trẻ bị đầy bụng, khát nước và táo bón.
Hạn chế cho bé ăn uống các loại đồ ăn có tính cay, nóng. Đặc biệt, mỗi ngày phải cho trẻ uống đủ 1.75 lít nước để tránh tình trạng thiếu nước.
Nên khuyến khích trẻ rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và tăng cường giải độc cho cơ thể qua mồ hôi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...