Biểu hiện của những đứa trẻ thiếu canxi cha mẹ cần phát hiện kịp thời
Cấu tạo hệ xương ở cả người lớn và trẻ em chủ yếu là canxi. Do đó, nguyên tố canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Việc thiếu hụt khoáng chất này trong những năm đầu đời có thể khiến trẻ chậm lớn, còi xương, chậm vận động, giảm sút trí tuệ nghiêm trọng... Vì vậy, mẹ cần nhận biết những dấu hiệu khi trẻ bị thiếu canxi để kịp thời can thiệp.
Trẻ em thiếu canxi có biểu hiện gì?
Khó ngủ, hay khóc về đêm
Canxi đóng vai trò điều tiết sự cân bằng giữa hai trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Trẻ thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thần kinh gây ra các triệu chứng: Mất ngủ, khó ngủ... khiến trẻ thường xuyên khóc thét vào ban đêm.
Hay bị nấc cụt, nôn trớ
Trẻ bị thiếu canxi không những ảnh hưởng đến hệ thần kinh mà còn gây ra các triệu chứng co thắt thanh quản, khó thở, co thắt dạ dày, liên tục nôn trớ sữa. Thiếu hụt canxi còn khiến trẻ biếng ăn vì không có cảm giác ăn ngon miệng.
Chậm mọc răng
Lâu không thấy con mọc răng, cha mẹ nên lưu ý khả năng con bị thiếu hụt canxi. Canxi chính là thành phần chính của răng, thiếu hụt canxi dẫn đến hiện tượng trẻ chậm mọc răng hoặc răng mọc không đều.
Rụng tóc vành khăn
Rụng tóc vành khăn là hiện tượng rụng tóc một vòng tròn quanh đầu. Hiện tượng này do quá trình rối loạn chuyển hóa canxi vì thiếu vitamin D trong cơ thể trẻ gây ra. Không chỉ những trẻ thấp cân mà những đứa trẻ bình thường hay mập mạp cũng có nguy cơ thiếu vtiamin D, mẹ cần chú ý theo dõi.
Đổ mồ hôi nhiều về đêm
Để cơ thể hấp thu tốt canxi, trẻ cần được bổ sung vitamin D đầy đủ. Trẻ sơ sinh thiếu vtiamin D thường có dấu hiệu đổ mồ hôi trộm ban đêm. Đối tượng chủ yếu là trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, trẻ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa. Khi thấy trẻ đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán và sau gáy, mẹ nên dùng khăn mềm lau khô, tránh để con bị cảm lạnh và kịp thời bổ sung vitmin D, canxi theo liều lượng.
Thóp liền chậm
Ở trẻ sơ sinh, sau 12 – 18 tháng, vùng mềm giữa các xương sọ phía trên trán (phần thóp) sẽ khép kín. Nếm mẹ thấy vùng thóp của trẻ liền chậm thì có thể là dấu hiệu của việc thiếu canxi.
Mức độ nhận thức chậm
Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Những bé thiếu canxi sẽ có dấu hiệu chậm phát triển trong nhận thức và tư duy. Phản xạ của trẻ đối với các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài cũng trở nên chậm chạp.
Nhu cầu canxi ở trẻ em theo từng độ tuổi
Theo các chuyên gia, hàm lượng canxi cần thiết ở trẻ em sẽ tăng dần theo độ tuổi, cụ thể như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300 mg/ngày
- Trẻ từ 7 -12 tháng tuôi: 400 mg/ngày
- Trẻ 11 tuổi: 1000 mg/ngày
- Trẻ từ 11 tuổi trở lên: 1200 mg/ngày
Khi nhận thấy con có những biểu hiện thiếu canxi, mẹ cần kịp thời bổ sung thông qua các loại vitamin tổng hợp và điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, đồng thời đưa trẻ đến khám tại bệnh viện để không làm chậm lại giai đoạn phát triển vàng của con.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...