Bí quyết chăm sóc bé bị hăm tã ngay tại nhà mẹ cần biết
Hăm tã ở trẻ em là gì?
Hăm tã là trạng thái da bị kích ứng, còn được gọi là viêm da do tã lót. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị hăm tã nhất do còn thường xuyên sử dụng tã lót, cứ 3 bé thì có một bé bị hăm tã.
Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 1 tuổi cũng là đối tượng có nguy cơ cao, đôi khi bệnh hăm tã có thể lây lan giữa các bé.
Hăm tã khá vô hại ban đầu nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng da ở trẻ.
Dấu hiệu trẻ bị hăm tã
Không khó để cha mẹ nhận biết bé bị hăm tã, triệu chứng trẻ bị hăm tã đặc trưng là đỏ da ở vùng quanh tã, xung quanh bộ phận sinh dục kèm theo mùi khai. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu bé bị hăm tã khác như:
- Đầu tiên vùng da đỏ ở hậu môn sau lan dần ra tới mông, đùi.
- Nặng hơn nữa da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu dẫn tới nhiễm khuẩn.
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé không cảm thấy dễ chịu nhất là khi nước tiểu tiếp xúc vào. Bé sẽ giật mình thường xuyên và đôi khi khóc thét lên.
- Trẻ quấy nhiều, thâm chí kém ăn, ít ngủ.
- trẻ sợ đi vệ sinh và sợ mẹ mặc đồ.
- Nếu như trẻ sốt kèm với các biểu hiện trên mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm da của con.
Nguyên nhân bé bị hăm tã
Tại sao trẻ bị hăm tã là câu hỏi thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Nguyên nhân chính gây hăm tã ở trẻ là độ ẩm của vùng da tiếp xúc với tã lót. Vì vậy, cần phải giữ cho vùng da mông và đùi của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng, như vậy mới hạn chế và phòng ngừa được tình trạng hăm tã.
Tiêu chảy cũng có thể gây hăm tã. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Nếu như bạn đã cố gắng giữ vùng da quấn quanh tã của bé được sạch sẽ nhưng bé vẫn bị hăm tã có thể là do da bé nhạy cảm hoặc do dị ứng với thực phẩm, nước giặt đồ hoặc nước xả vải…
Trong nhiều trường hợp, nếu như tã quá chật hoặc chất liệu không mềm mại cũng sẽ gây cọ xát da bé làm da bé mẩn đỏ và khó chịu.
Trẻ bị hăm tã phải làm sao?
Mặc dù hăm tã không nghiêm trọng nhưng nó sẽ khiến bé yêu vô cùng khó chịu, quấy khóc, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé.
Vì vậy, khi phát hiện con có những dấu hiệu của hăm tã, mẹ hãy thực hiện những bước sau để chăm sóc trẻ bị hăm tã ngay tại nhà. Với sự chăm sóc kiên trì và tỉ mỉ, hăm tã ở bé sẽ khỏi nhanh chóng.
- Thường xuyên kiểm tra và thay tã cho con nếu như tã bẩn. Nên thay tã sau 3 – 4 giờ hoặc thay ngay khi con vừa đi đại tiện. Đối với trẻ sơ sinh, bé sẽ thường xuyên cần được kiểm tra tã và thay tã so với các bé khác.
- Bé hay bị hăm tã thường là do vệ sinh không đúng cách. Mẹ nên vệ sinh vùng mông và sinh dục nhẹ nhàng bằng nước ấm, lưu ý tránh để bé đau và xây xướt da thêm. Dùng khăn khô lau sạch hoặc để da bé tiếp xúc với không khí trong thời gian ngắn sau khi thay tã. Điều này giúp da bé được khô thoáng, dễ chịu và giúp hăm tã mau lành hơn.
- Không cột tã quá chặt vì như thế sẽ cản trở sự thông thoáng của da. Hiện nay, các hãng tã trên thị trường đều có kích thước tã đa dạng theo cân nặng của bé. Cha mẹ hãy lưu ý để lựa chọn loại tã phù hợp với bé nhà mình nhé.
- Nếu bé đã đến tuổi ăn dặm, hãy cho bé ăn từng loại thực phẩm riêng lẻ để có thể biết được trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào để tránh xa.
- Thay đổi loại tã đang dùng nếu như trẻ bị hăm thường xuyên.
- Khi bé bị hăm tã, mẹ có thể ngừng cho con mặc trong một vài ngày để giúp bé dễ chịu và phòng ngừa nguy cơ bị hăm. Để tránh bé tè dầm, bạn có thể đặt một tấm khăn mềm trên một tấm thảm/nệm cao su vừa vặn rồi lót cho bé trong lúc bé vui chơi mà không đeo tã.
- Bôi thuốc mỡ cho con hằng ngày là phương pháp chống hăm tã hiệu quả. Thuốc mỡ có thể tạo lớp màng bảo vệ vững chắc ngăn không cho da bé tiếp xúc với các chất gây kích ứng có trong phân và nước tiểu, từ đó nhẹ nhàng giúp bé tránh xa hăm tã.
Các loại kem và thuốc mỡ dùng tại chỗ được sử dụng phổ biến để điều trị hăm tã, bao gồm: Hydrocortisone để làm giảm viêm; Kem trị nấm hoặc kháng sinh tại chỗ để diệt khuẩn (các bác sỹ có thể kê kháng sinh dạng uống); Kẽm oxít; Dexpanthenol (tiền chất vitamin B5); Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu).
Một số cách chữa bé bị hăm tã bằng mẹo dân gian
Nếu con bạn mắc bệnh hăm da, đơn giản là nên giữ vùng hăm da được khô ráo và tiếp xúc với không khí nhiều. Đồng thời tham khảo các mẹo dân gian sau đây để cải thiện làn da của trẻ một cách hiệu quả và tránh các tổn thương không mong muốn về da cho trẻ một cách an toàn sức khỏe nhất.
- Dùng lá khế, lá trầu không, lá chè xanh… đun nước tắm và vệ sinh vùng da bị hăm tã thì vùng da bị hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.
- Mẹ có thể bỏ một gói trà túi vào trong bỉm của trẻ để tinh chất tanin có trong trà giúp hút ẩm, cho da bé khô thoáng và phục hồi các vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng dầu dừa: Đặc tính kháng khuẩn của dầu dừa làm dịu và chữa lành vết thương trên da bé. Bạn có thể bôi nhẹ dầu dừa lên vùng hăm nhiều lần trong ngày hoặc thêm vài thìa dầu dừa vào nước tắm để dưỡng ẩm.
Bỏ túi những bí kíp trị hăm cho trẻ sơ sinh không bao giờ thừa. chỉ cần áp dụng một trong những mẹo trên cũng có thể giúp bé “thổi bay” bệnh hăm tã!
Các sai lầm nghiêm trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã
Sử dụng phấn rôm: Nhiều mẹ khi thấy bé bị hăm tã liền sử dụng phấn rôm để cải thiện tình hình, tuy nhiên đây là phương pháp phản khoa học. Các loại phấn bột này có thể kích thích làn da nhạy cảm của trẻ làm tình hình bệnh càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trẻ có thể hít phải gây khó thở hoặc hen suyễn.
Sử dụng các loại xà phòng thơm hoặc khăn giấy ướt có cồn hoặc hương hoá học: Vì da trẻ mỏng và nhạy cảm hơn người lớn nên các sản phẩm có quá nhiều thành phần hoá học sẽ làm kích ứng da của trẻ. Từ đó khiến da trẻ mẩn đỏ và là tác nhân khiến bé bị hăm tã.
Đa số các trường hợp trẻ bị hăm tã sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày nếu như chăm sóc đúng cách. Dấu hiệu bé bị hăm tã nặng như có tình trạng loét, trợt, mun mủ ngoài da hay lan đến bụng của bé, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bệnh hăm tã có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ hãy thực hiện đúng những nguyên tắc về vệ sinh và sử dụng tã, bỉm cho trẻ để phòng ngừa trẻ bị hăm tã thường xuyên nhé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.