Mạng xã hội vừa ồn ào quanh quan niệm “tại sao chị em phải giữ chồng, chồng đâu phải vật dụng mà giữ”… Bài viết này từ cái nhìn của một người đàn ông và chỉ dành cho chị em có quan niệm giữ chồng chính là giữ gia đình; những ai không cần giữ hay không thích chồng giữ, xin bỏ qua.

Điều vừa trình bày thuộc về vấn đề “chiến lược”. Song song đó, chị em còn có những “chiến thuật” cụ thể hơn để “buộc” kẻ làm chồng.

Vợ tôi khá thoải mái với chồng về vấn đề giờ giấc “nắng sớm mưa khuya”, các chuyến công tác xa hoặc quẳng chồng ở nhà một mình… Nàng đã có những cách “chỉnh trị” chồng con của riêng mình. Mỗi lần làm mẹ, nàng cứ thế tính trên đầu mỗi đứa con khoản xu nhất định mà chồng phải đưa mỗi tháng. Chẳng hạn, tầm 3-4 triệu/con hằng tháng, cứ thế… nhân lên với số con. Nàng quan niệm rằng, “chiến thuật” khóa hầu bao có thể giúp chồng mình cùng lắm là “qua đường”, chứ chẳng thể nào bám sâu vào kẻ thứ ba (nếu có). Tôi cho rằng vợ mình có lý.

Theo “chiến thuật” đó, cô áp dụng triệt để hàng loạt cách thức khiến chồng cảm thấy… “happy”: thể hiện sự tôn trọng mọi lúc, quan tâm đến sở thích của chồng, hào hứng chuyện tình dục, làm điều gì đó bất ngờ, luôn là chính mình trong mọi tình huống, để cho anh ta đi và “sẵn sàng” tha thứ cho anh ta, chăm sóc chồng chu đáo, tin tưởng chồng đến nỗi chả bao giờ mò mẫm điện thoại của chồng, không cố gắng thay đổi chồng. Cô ấy nấu ăn ngon, tự chăm sóc bản thân, thường xuyên nói với chồng rằng cô ấy yêu chồng, cô không mong đợi quá nhiều, bởi cuộc sống không phải là kết cục đẹp như trong chuyện cổ tích và nếu chẳng may có điều gì đó không hay xảy ra, hãy cố gắng làm cho mọi thứ trở về đúng trật tự.

Tôi nêu những trường hợp điển hình trên đây để thấy, mỗi người vợ sẽ có những “chiến thuật” riêng nhưng đừng quên “chiến lược” là giữ người đàn ông ấy bên mình, bên con.

Xin nhắc lại, hãy tỉnh táo giữ chồng trong bối cảnh gia đình. Vì chưa cần biết có kẻ thứ ba hay không, quan trọng hơn, gia đình chính là nơi con cái học được những bài học đầu tiên và quan trọng nhất về đạo đức làm người.