Bí quyết ăn uống đúng cách để khỏe mạnh, sống lâu
Đang hot: Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc sửa mũi hỏng bị kiện
Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh khác nhau. Khi cơ thể càng khỏe mạnh, cộng thêm một chế độ ăn uống hợp lý thì quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể sẽ diễn ra tốt hơn, giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe não bộ.
Không bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày của cơ thể sau một đêm dài. Bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng để khởi đầu một ngày mới hiệu quả. Nhịn bữa sáng lâu ngày sẽ gây hại cho tim mạch, bệnh tiểu đường tuýp 2, tăng cân, đau đầu, thậm chí ung thư.
Vì vậy, hãy tạo cho bản thân thói quen ăn sáng và lựa chọn các loại thực phẩm giàu protein, năng lượng như trứng, yến mạch, bánh mì…
Hạn chế đồ uống có ga, nhiều đường
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, bạn nên uống nước lọc hoặc nước ép trái cây để đào thải độc tố; giúp tăng cường hệ miễn dịch, khả năng trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Bất kỳ loại đồ uống nào có hàm lượng đường cao đều dễ gây tăng cân, béo phì, tiểu đường, tích lũy chất độc bên trong cơ thể… Nếu bạn không quen uống nước quá nhạt thì có thể dùng mật ong để thay thế cho đường. Một ly nước mật ong ấm vào buổi sáng sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho ngày mới.
Không ăn quá nhanh
Nếu bạn là người có thói quen ăn nhanh, hãy cố gắng ăn chậm lại. Theo đó, ăn quá nhanh sẽ dẫn đến lượng calo nạp vào cơ thể nhiều hơn vì não bình thường mất đến 20 phút để báo hiệu sự no bụng. Vì vậy, khi bạn biết được mình no thì chắc chắn đã ăn nhiều hơn mức cần thiết.
Thường xuyên bổ sung omega-3 và vitamin D
Omega-3 rất tốt cho việc tăng cường khả năng miễn dịch, sức khỏe não bộ, hoạt động của tim và giảm viêm trong cơ thể. Hạt lanh, quả óc chó, đậu tương, cá hồi, cá thu… là những thực phẩm giàu omega-3.
Bên cạnh đó, vitamin D tốt cho sức khỏe xương. Vì vậy, nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nguồn vitamin D dồi dào như phô mai, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, ngũ cốc, pho mát,… vào trong bữa ăn hàng ngày.
Ăn rau củ quả tươi thay vì sấy khô, đông lạnh
Tránh sử dụng các loại trái cây, rau củ đã được sấy khô hoặc đông lạnh vì chúng chứa rất nhiều đường, calo không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu tại Mỹ, một cốc nho tươi chứa 26gram carbs, 1gram chất xơ. Trong khi đó, một cốc nho khô lại có đến 110gram carbs, hàm lượng crabs này cao gấp 3 lần so với nho tươi. Các thí nghiệm trên các loại trái cây khác cũng mang về kết quả tương tự.
Dùng sữa chua sau khi ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên kết thúc bữa ăn với sữa chua hoặc 1 cốc sữa ấm. Sữa chua hoặc sữa sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....