Tuy nhiên, nếu gặp phải triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng (bị giảm cân đều hoặc bị mất nước) thì có thể gây suy nhược cho mẹ bầu và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Nhiều mẹ bầu đã kết hợp các phương pháp giảm “ác cảm” với đồ ăn và thực phẩm giúp giảm cảm giác buồn nôn để có một chế độ ăn phù hợp với sức khỏe của mẹ và bé.

Dưới đây là những thực phẩm giúp giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả.

Gừng

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng gừng có thể giải quyết chứng buồn nôn khi mang thai. Bạn có thể uống 1 tách trà gừng hoặc ăn kẹo gừng bất cứ khi nào cơn buồn nôn ập đến.

Những thực phẩm giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả

Đồ chua

Hãy thử đồ gì đó có vị chua như: kẹo chua, nhấm nháp chút nước chanh hay thậm chí chỉ ngửi thứ gì đó chua, nó sẽ giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn khó chịu.

Cây bạc hà

Ăn hoặc ngửi hương vị tươi mát của cây bạc hà cũng có hiệu quả trong việc giảm cơn ốm nghén của mẹ bầu.

Sinh tố

Thay vì ăn thức ăn đặc khi dạ dày của bạn cứ bị “trào ngược”, hãy thử chuyển qua uống sinh tố. Sinh tố sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày và lượng đường trong máu, khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

Muối hoặc bánh mì nướng
Những loại tinh bột đơn giản có thể giúp dạ dày bớt khó chịu. Bạn có thể chọn bánh mì nướng cho bữa ăn phụ của mình.

Cam, quýt, bưởi

Cam, quýt, bưởi không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà ngay cả vỏ cam, quýt, bưởi cũng có tác dụng chống nôn khá tốt. Nếu không, bà bầu có thể ngửi mùi từ vỏ cam cũng có thể khiến các mẹ bầu không còn cảm giác bị ốm nghén trong những ngày đầu mang thai này nữa.

Me

Me được coi là vị thuốc chữa buồn nôn khi ốm nghén, chán ăn cho phụ nữ mang thai. Cách giảm nghén khá đơn giản là cho me với nước vào đun sôi và chắt lấy nước để uống hàng ngày.

Những lưu ý 

Mẹ bầu nên ăn đủ bữa, không để bụng đói.
Ngủ đủ giấc.
Tránh xa môi trường nhiều mùi.
Tránh xa các món dễ gây buồn nôn.
Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh.
Uống đủ nước hàng ngày.

Ngoài việc chọn những thực phẩm như trên thì mẹ bầu có thể kết hợp một số biện pháp tự nhiên khác như: bấm huyệt, châm cứu, tập thể dục,... Và nếu triệu chứng đặc biệt khó chịu, hãy xin lời khuyên của bác sĩ về việc bổ sung vitamin B6.