Bi hài sinh viên thuê phòng trọ giá rẻ ở Hà Nội, ngó đầu ra thấy 'dân anh chị' xăm trổ
Nhà trọ "ngáo giá", sinh viên vất vả tìm chỗ ở
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2022, có khoảng 600.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Điều này dẫn tới rất nhiều tân sinh viên sẽ đổ về trung tâm các thành phố lớn, nơi các trường đại học tọa lạc, để tìm chỗ ở trọ. Một số lượng lớn sinh viên mới và cũ quay trở lại trường khiến cho việc tìm chỗ trọ trở nên khó khăn, số lượng phòng trọ giá rẻ càng khan hiếm.
Gần đây, nhiều tân sinh viên bắt đầu công cuộc tìm chỗ ở khiến nhiều khu trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn trong tình trạng “cháy phòng”. Sinh viên tìm được một chỗ ở phù hợp không hề dễ dàng. Trong quá trình tìm phòng còn có những pha lừa đảo "treo đầu dê, bán thịt chó" khiến nhiều sinh viên không khỏi lo lắng.
Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng tăng giá nhà trọ đã xuất hiện ở nhiều khu vực nội thành Hà Nội. Tại các khu vực có nhiều trường cao đẳng, đại học như Bách khoa, Kinh tế, Xây dựng, Kiến trúc, Ngoại Thương, ĐHQG... thì giá thuê và nhu cầu về phòng trọ của sinh viên càng “nóng” hơn.
Em Nguyễn Mai Hương (quê Thái Bình) là sinh viên năm nhất của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết mấy ngày liền em đi mỏi chân vẫn không tìm được nhà trọ sạch sẽ mà hợp với túi tiền.
Cô sinh viên năm nhất này chia sẻ: "Vì phải đợi điểm chuẩn để biết được mình sẽ đỗ trường nào nên em đi tìm phòng trọ muộn. Điều này dẫn đến việc em tìm hơn chục nơi nhưng đều đã hết phòng, nếu còn thì cũng là những khu lụp xụp trong khi giá lại cao.
Cuối cùng em cũng tìm được một căn phòng trọ nhưng cách trường khá xa, dưới khu Thanh Trì, phải đi xe bus đi học. Cơ sở vật chất của phòng trọ cũng không được sạch sẽ và tiện nghi lắm. Tuy nhiên, phòng có mức giá 2 triệu/tháng nên em cũng chấp nhận được".
Nhiều sinh viên năm 2, năm 3 hài hước cho rằng các nhà trọ bây giờ tăng giá như bị "ngáo giá", có những phòng diện tích rất nhỏ nhưng đòi giá cao gấp nhiều lần mọi năm. Ví dụ như một căn phòng diện tích khoảng 15m2 ở khu vực quận Cầu Giấy có giá bình thường dao động từ 2 - 2,5 triệu/tháng nhưng năm nay tự nhiên tăng lên 3,5-4 triệu/tháng dù chỉ thêm chiếc điều hòa. Đối với sinh viên và những người có thu nhập thấp thì mức giá này gây rất nhiều khó khăn.
Em Nguyễn Hải Đăng (quê Yên Bái, sinh viên năm thứ 2 tại Học viện Tài chính) cho biết: "Ngày trước em thuê một căn chung cư mini gồm 1 phòng ngủ và 1 phòng khách với mức giá 3,5 triệu/tháng nhưng giờ đã tăng giá lên đến 6 triệu. Tiền phòng đắt như vậy mà còn chưa bao gồm các chi phí khác đi kèm như tiền điện, nước, tiền trông xe… Phí cao quá nên em phải trả nhà và tìm phòng trọ khác để tiết kiệm chi phí”.
Chấp nhận hàng xóm là "dân anh chị” ngủ ngày cày đêm
Giá nhà trọ tăng chóng mặt nên nhiều sinh viên chấp nhận thuê phòng trọ giá thấp hơn ở những khu xa trường, sống chung với những người lao động có thu nhập thấp, thậm chí hàng xóm có cả "dân anh chị" với giờ giấc sinh hoạt nhộn nhạo.
Em Nguyễn Trung H. (quê Hưng Yên, sinh viên năm 4 Đại học Thương Mại) cho biết lịch học tập của sinh viên rất khác với lịch “làm việc” của những "tay anh chị". Thế nhưng, để giảm chi phí Hiếu vẫn chấp nhận sống cùng dãy nhà trọ với họ.
H. đã ở trọ hơn 2 năm tại khu nhà này. “Hôm đầu quyết định thuê trọ, bà chủ nhà đã nói rằng hàng xóm thuê trọ là những người “có tiếng” để em biết cách xử sự. Khi ấy em cũng chỉ nghĩ đơn giản là mình đi học cả ngày, tối lại đi làm thêm, chỉ đêm mới về nhà, không tiếp xúc nên cũng chẳng có gì phải ngại cả. Thế nên em đồng ý thuê và chuyển đồ đến.
Những ngày đầu em cũng sốc, xóm trọ lúc nào cũng ồn ào khác hẳn những khu trước mà em thuê. Đáng nói, cứ tối và đêm muộn là rầm rập xe máy, người ra kẻ vào. Có hôm xe để chắn hết cả lối đi lại mà không ai dám có ý kiến.
Có hôm ngó đầu ra ngoài cửa sổ em thấy hàng xóm là những người đàn ông cởi trần, xăm trổ đầy mình, nói thì oang oang... Nhiều lần làm tiểu luận em cũng không tập trung được vì hàng xóm ồn ào.
Chưa kể, chuyện sáng dậy ra cửa lấy dép đi học, phát hiện ra đôi dép mới mua để quên phía ngoài biến mất là bình thường nên em cũng không dám kêu, chỉ biết im re chịu thiệt”, nam sinh này kể.
Nam sinh này cho biết, nhiều "bậc đàn anh" còn thường xuyên tổ chức nhậu nhẹt tại phòng. “Họ nói rất to trong cơn say, rượu vào lời ra nhiều khi cãi nhau ỏm tỏi đến gần sáng. Có những lúc rượu say quá thì thức ăn cũng ra luôn, sáng ra kiểu gì cũng có những "bãi chiến trường" ở nhà vệ sinh chung hay khu vòi nước, nơi sinh hoạt chung của cả xóm”, H. nói.
Xót xa 12 người chết, 7 người bị thương trong trận mưa lũ tại tỉnh Quảng Bình, rốn lũ Lệ...
Tính đến chiều nay (31/10), mưa lũ tại tỉnh Quảng Bình đã làm 12 người chết, 7 người bị thương....
Vàng tăng không thể mua, người trẻ lấy chi phí đâu để… cưới?
Hôn nhân, khoảnh khắc lẽ ra phải tràn đầy niềm vui và sự chờ đợi lại trở nên ngoài tầm...
Mẹ bé Hải An hiến giác mạc cứu người: "6 năm trôi qua nhưng luôn cảm thấy con bên mình"
Sau hơn 6 năm kể từ khi con gái Hải An từ biệt cuộc sống và mang lại ánh sáng...
Bé gái 9 tuổi đoạt giải nhiếp ảnh gia thế giới
Một bức ảnh tuyệt đẹp ghi lại khoảnh khắc hai con công mái trong một buổi sáng mùa đông đã...