Bị đau gót chân trái là bệnh gì?
Nội dung bài viết
Bệnh đau gót chân trái là gì?
Gót chân vốn là một bộ phận rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng không kém những cơ quan thiết yếu khác. Bởi vì đây là bộ phận phải chịu trọng tải cho phần lớn cơ thể con người. Gót chân cùng với các khu vực khác của chân giúp chúng ta di chuyển đến bất kỳ vị trí nào.
Chính vì phải thường xuyên phải hoạt động nên chúng rất dễ bị tổn thương, nhất là khi không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Tình trạng đau gót chân trái xảy ra lại kéo theo những bộ phận khác cũng không ổn, có khi ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Người bệnh có cảm giác khó chịu khi di chuyển, bước chân trở nên nặng nề và khó khăn, thường thấy tê buốt.
Những con đau xuất hiện dọc gót chân trái. Thậm chí có lúc mất cảm giác ở gót chân, nhiều khi bị đau nhói như đang bị kim châm hay có kiến bò gây khó chịu tột độ.
Hiện tượng đau gót chân trái thường xảy ra ở người béo phì, người trung niên hay những phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót. Ngoài ra những vận động viên hoặc người có dị tật bẩm sinh ở chân cũng là đối tượng có nguy cơ gặp phải hiện tượng này nhiều hơn so với người bình thường.
Dấu hiệu nào cho biết bị bệnh đau gót chân trái ?
Khi bạn bắt đầu thấy đau ở vùng mặt dưới gót chân trái với sự xuất hiện của những cơn đau khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi hay sang động tác đứng thì có thể xác nhận là đang bị đau gót chân trái.
Dấu hiệu bệnh càng rõ ràng hơn khi bạn thấy đau nhiều vào buổi sáng khi vừa mới ngủ dậy và bước chân xuống giường.
Sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau mới giảm dần đi. Nhưng khi di chuyển đột ngột lại đau trở lại cũng chính là dấu hiệu bị bệnh ở gót chân. Lúc này, đã chắc chắn được biểu hiện của bệnh nên bạn cần đi thăm khám ở cơ quan y tế để biết được vì sao mình bị đau và tìm hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân đau gót chân trái?
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng đau gót chân hay bị thốn gót chân không phải là một bệnh, mà chỉ là triệu chứng lâm sàng của nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, việc tìm ra đúng nguyên nhân sẽ giúp y bác sĩ cũng như bệnh nhân tìm được hướng khắc phục được hiện tượng này hiệu quả.
Gót chân là phần cơ thể tiếp xúc trực tiếp với vật cứng, nền đất hay giày dép. Chính vì vậy, nó rất dễ bị đau và tổn thương. Các nguyên nhân gây đau cũng vô cùng đa dạng.
Chỉ cần một thay đổi nhỏ về chiều cao của giày dép, nhất là ở phụ nữ hoặc đi lại trên đoạn đường không bằng phẳng, có nhiều gờ dốc gồ ghề… cũng có thể làm phát sinh cơn đau.
Không hiếm những trường hợp một người buổi sáng khi vừa thức dậy đã thấy có cơn đau đột nhiên xuất hiện mà không hiểu nguyên nhân gì.
Nghiên cứu y học cho thấy những cơn đau gót chân trái thường bắt nguồn từ chấn thương hay gãy xương trước đó.
Ngoài ra còn có thể từ việc dây thần kinh bị chèn ép, bong gân hay béo phì, thậm chí đơn giản là do mang giày không đúng cách hay phần gót giày quá cao quá nhọn.
Nguồn gốc của đau gót chân trái hay phải cũng có thể là viêm gân, viêm bao hoạt dịch, đau cơ xơ hay do bệnh nhân từng mắc bệnh gút, viêm khớp và gót chân.
Đau gót chân có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc phải một số bệnh phổ biến về xương khớp. Vậy cụ thể đau gót chân là biểu hiện của bệnh gì?
Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể, giải thích tại sao đau gót chân trái:
1. Đau do xương gót bị thoái hóa
Theo thời gian xương gót chân con người dần bị thoái hóa. Nhất là khi càng lớn tuổi thì các gai xương ở gót chân trái và phải mọc ra và đâm vào tổ chức mô xung quanh gây viêm, đau cả phần bàn chân và gót chân.
2. Đau do tổn thương gan bàn chân
Nếu bạn đang bị chấn thương gan bàn chân mà còn đi vào bề mặt đường không bằng phẳng hay vô tình giẫm phải sỏi, đá sẽ khiến cho mô mỡ đệm ở phần gan chân bị tổn thương. Đây chính là nguyên nhân gây ra đau gót chân trái, phải hoặc đau gan bàn chân.
Lúc này chân bạn sẽ thấy đau nhức nhưng không gây ra quá nhiều nguy hiểm. Bởi vì những triệu chứng đau xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài nên sẽ hết đau ngay sau vài ngày mà không cần phải dùng thuốc.
Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng đau nhức kéo dài hơn 1 tuần mà không có dấu hiệu giảm thì bạn đừng chần chờ việc đến bệnh viện để được thăm khám và phát hiện bệnh, điều trị sớm.
3. Đau do viêm gót chân
Khi gân gót chân bị kéo căng quá mức sẽ gây nên những chấn thương từ nhỏ đến lớn. Nghiêm trọng hơn khi tình trạng lặp lại nhiều lần mà không được xử lý đúng cách. Hậu quả thường gặp nhất là gây viêm gân gót chân và gia tăng các cơn đau nhức tại vị trí lòng bàn chân, gót chân.
Những người chơi thể thao hay người lao động nặng là đối tượng thường mắc chứng viêm gân gót hay đau gót chân trái. Nhất là khi những người này tăng độ dài quãng đường đi bộ một cách đột ngột, thường luyện tập thể thao quá sức hoặc mang vác nặng đột ngột so với bình thường…
4. Đau do thận yếu
Thận yếu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về xương khớp nói chung và đau gót chân trái nói riêng. Khi thận bị tổn thương, nó sẽ không thể cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng khớp gót chân dẫn đến hệ quả là gây ra các cơn đau ở vùng cơ quan này.
5. Suy tĩnh mạch chi dưới
Tĩnh mạch nằm chủ yếu ở xương gót chân. Khi bị viêm, dòng máu bị tắc và ứ nghẽn dẫn đến việc không lưu thông tới được gót chân nên gây sưng, đau.
Đau gót chân trái bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như vậy nên thật sự khó có thể để biết được vấn đề chủ yếu nào gây ra tình trạng đau gót chân của bạn.
Chính vì vậy nếu cơn đau tại gót chân kéo dài dai dẳng mà không thể xác định nguồn gốc thì bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để có hướng chữa trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bệnh đau gót chân có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau gót chân trái bắt nguồn từ việc đi trên mặt nền không bằng phẳng hoặc giẫm trúng sỏi đá, đi trên nền cứng, chấn thương, té ngã mức độ nhẹ... thì bạn có thể yên tâm vì các cơn đau sẽ giảm dần rồi khỏi sau vài ngày.
Bệnh sẽ không nguy hiểm đến tính mạng, thường là chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày.
Nhưng có một số trường hợp, những cơn đau nhức gót chân trái gây ảnh hưởng lớn đến việc đi lại làm tăng cảm giác khó chịu và dễ tái phát nếu điều trị không triệt để. Nếu phát hiện triệu chứng đau kéo dài quá 1 tuần thì bạn cần phải tích cực thăm khám để tránh diễn biến bệnh xấu hơn.
Lúc này, đau gót chân trái có thể sẽ phát triển theo chiều hướng viêm nhiễm nghiêm trọng. Và việc tất yếu là phải dùng thuốc để điều trị.
Bạn không được để lâu vì khi đau gót chân trái trở thành mãn tính thì quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn và kéo dài. Điều này không những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh mà còn gây tốn kém tiền bạc và thời gian.
Các cơn đau sẽ lặp lại thường xuyên, người bệnh khó lao động, làm việc được như bình thường. Một số hậu quả nghiêm trọng của bệnh đau gót chân là:
1. Gai xương gót
Khi bị đau gót chân trái kéo dài dẫn đến viêm gót mà không được điều trị phù hợp thì phần gót chân bị tổn thương. Lúc này cơ thể tự đưa canxi đến bổ khuyết cho vùng xương đang bị tổn thương hư hại.
Từ đó hình thành gai xương gót. Chứng gai xương gót hiếm khi được tiến hành cắt bỏ mà cứ kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.
2. Hội chứng đường hầm cổ chân
Đây là biến chứng khá nguy hiểm của đau gót chân trái vì phần dây thần kinh chầy sau sẽ bị chèn ép, dẫn đến cảm giác tê cóng. Vùng gót chân, bàn chân sẽ bị căng chật quá mức. Và phải tiến hành giải phẫu để điều trị bệnh dứt điểm.
Một số cách chữa bệnh đau gót chân trái không dùng thuốc
1. Ngâm muối Epsom
Ngâm gót chân bằng Epsom muối là cách đơn giản mà lại làm giảm sưng và đau hiệu quả. Với công thức cho 3 muỗng canh muối Epsom vào nước ấm, người bệnh đau gót chân trái chỉ cần ngâm trong 20 phút rồi lau khô chân và mát xa trong 5 phút là hoàn thành quá trình trị liệu.
2. Ngâm đá
Thường xuyên áp đá lên gót chân sẽ làm dịu hẳn những cơn đau. Áp dụng cách này trong 15 phút và làm vài lần trong ngày sẽ giảm đau rất tốt.
3. Dùng giấm táo
Giấm táo có thể làm giảm đau thần kỳ do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của nó. Bạn chỉ cần một chiếc khăn ngâm trong giấm táo đã được trộn với nước ấm trong 20 phút bọc lên gót chân mỗi ngày sẽ thấy ngay hiệu quả.
4. Dùng gừng
Gừng luôn giữ vai trò là thực phẩm vàng trong việc giảm đau gót chân. Người bệnh đau gót chân trái có thể sử dụng nó để nấu ăn hoặc làm trà gừng.
5. Dùng bột nghệ
Củ nghệ có thể làm giảm các cơn đau do bản thân nó có tính chất chống viêm mạnh. Có nhiều lựa chọn chữa đau gót chân trái với nghệ như nấu ăn với bột nghệ, thêm vào ly sinh tố, hoặc nấu chè củ nghệ.
6. Dùng dầu cá
Dầu cá là loại thực phẩm rất giàu omega 3 và axit eicosapentaenoic. Đây là những dưỡng chất giúp giảm đau và cứng cơ. Nghiên cứu gần đây cho thấy omega 3 có tác dụng như steroid - một loại thuốc dùng để điều trị đau viêm khớp hiệu quả.
7. Mát xa gót chân
Mát xa gót chân, nhất là phần đang bị đau ở gót chân trái sẽ giúp thư giãn các cơ bắp và cải thiện sự lưu thông của máu xung quanh gót chân. Cách chữa này sẽ càng hiệu quả hơn nếu kết hợp thoa dầu vào chỗ đau và nhẹ nhàng chà xát nó trong khoảng 10 phút.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....