Béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ
Béo phì tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn tới vóc dáng và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Nếu không được điều trị và kiểm soát cân nặng kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác động nguy hại cho sức khỏe của trẻ.
Béo phì là gì?
Béo phì là tình trạng tích trữ quá nhiều chất béo, lượng mỡ dư thừa phân bố bất thường trong cơ thể.
Nguyên nhân của bệnh béo phì ở trẻ em
Béo phì ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
Gen di truyền: nếu cha hoặc mẹ bị bệnh béo phì thì con sẽ có khả năng mắc bệnh này cao hơn rất nhiều lần so với những đứa trẻ thông thường khác.
Chế độ ăn uống: Nếu trẻ không có một khẩu phần ăn hợp lý mà lại được cung cấp quá nhiều chất béo, tinh bột hay đường thì việc tích tụ mỡ thừa là vô cùng dễ dàng.
Do ít vận động: Những đứa trẻ lười hoạt động cũng có nguy cơ bị béo phì rất cao.
Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em
Béo phì ở trẻ em trước tiên sẽ khiến cho trẻ nặng nề, phản xạ kém, di chuyển khó khăn. Khi tăng cân quá nhanh, trẻ sẽ phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe như rạn da, biến dạng xương chân, khó thở...
Mức độ béo phì sẽ ngày càng tăng nên việc điều trị muộn về sau sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Béo phì ở trẻ em cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, đái tháo đường type 2…
Rối loạn tâm lý: khi bé bắt đầu đi học, sẽ dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm.
Trẻ béo phì sẽ dễ dậy thì sớm, bé gái dễ bị vô kinh, kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, trẻ bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
Trẻ bị béo phì dễ bị sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm. Chủ yếu là do sự tiếp nạp quá nhiều đường Fructose và chất tạo ngọt HFCS có trong nước có gas và các loại thực phẩm đóng hộp.
Đường Fructose và chất tạo ngọt HFCS khi vào cơ thể sẽ đi trực tiếp đến, gan sẽ chuyển hóa một phần đường trên thành axit béo, gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.
Trẻ béo phì dễ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là khớp gối chịu do thường xuyên chịu áp lực từ thể trọng quá nặng.
Biện pháp phòng tránh béo phì ở trẻ em
Không cho trẻ ăn quá thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, uống nước có ga và đồ ăn vặt. Thay vào đó hãy ăn những thức ăn ít dầu mỡ, chất béo.
Tập thể dục: Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia thể dục. Đừng chọn những bài tập quá khó, hãy chọn những bài tập đơn giản như: đi bộ, nhảy dây…. để gây hứng thú và tránh tình trạng lười vận động ở trẻ.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vận động: Bằng cách chơi đùa với bạn bè và nếu có thời gian hãy tham gia chạy nhảy cùng trẻ.
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào bữa ăn của trẻ: Nên nói cho bé biết về tác hại của béo phì ra sao, lợi ích của việc ăn nhiều rau xanh và trái cây để khuyến khích trẻ ăn thêm.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...