Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận hơn 1.000 trẻ mắc virus RSV: Dấu hiệu từ những cơn ho nhưng biến chứng nguy hiểm, gây xẹp phổi, ngưng thở bất cứ lúc nào!
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, hiện số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) phát hiện tại viện đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, bệnh diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và có bệnh lý nền.
Từ đầu năm 2023 đến ngày 5/3/2023, tổng số ca nhiễm RSV ghi nhận trong toàn bệnh viện là 1.025 trường hợp. Chỉ tính riêng từ ngày 1/3-5/3 là 157 ca mắc.
RSV là căn nguyên phổ biến toàn cầu gây ra các nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa Thu - Đông, hoặc Xuân - Hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm).
Trẻ bị nhiễm virus RSV triệu chứng như thế nào?
Thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh đường hô hấp phát triển và hoạt động mạnh, trong đó đứng đầu là vi rút hợp bào hô hấp. Đây là vi rút thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi, dễ gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp.
Virus RSV có thể tồn tại trên bề mặt của đồ vật như quần áo hơn 6 giờ. Nó cũng có thể sống trên bàn tay đến hơn 1 giờ. Trẻ khi bị nhiễm virus RSV có thể sau khoảng 2 - 8 ngày mới có triệu chứng. Với khả năng sống và tồn tại như vậy, các nguyên nhân gây nhiễm virus RSV chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh như bắt tay, ho hoặc hắt hơi; Tiếp xúc gián tiếp với đồ vật có chứa virus như quần áo, đồ chơi, vật dụng của trẻ hoặc người bị bệnh bằng cách chạm và cho đồ vật vào miệng.
Khi virus RSV đi vào hệ hô hấp trên của trẻ (mũi, họng) có thể gây ra các triệu chứng nhẹ và giống cảm lạnh như:
- Ho, đau họng nhẹ, sau đó ho nặng, ho dữ dội.
- Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường, thở khò khè.
- Đau tai.
- Sốt lúc bắt đầu bệnh. Tuy nhiên, sốt cao không có nghĩa là bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, trẻ bị nhiễm virus RSV có thể còn có các triệu chứng khác như:
- Hay cáu, quấy khóc, khó chịu.
- Mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ, ngủ không ngon.
- Giảm sự hứng thú với môi trường xung quanh.
- Bú kém hoặc biếng ăn.
Đặc biệt, bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, bệnh hen suyễn, suy phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi,..Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nặng như: Bỏ bú, ăn kém, thở nhanh rút lõm lồng ngực, tím tái, sốt cao, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Làm sao để phòng bệnh cho trẻ?
Để phòng bệnh cho trẻ vào thời điểm giao mùa, các bác sĩ khuyến cáo, cần thực hiện 2 điều. Một là, phải bảo vệ trẻ bằng cách cho mặc đủ ấm khi trời mưa, trở lạnh; trời nóng thì sử dụng quạt hay điều hòa ở nhiệt độ thích hợp. Hai là, giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn; hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người; tăng cường dinh dưỡng và tiêm phòng đầy đủ.
Ngoài ra, cha mẹ cần:
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, kéo dài đến 2 tuổi.
- Ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng; Bổ sung các nhóm thức ăn chứa các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên.
- Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, giữ ấm, tránh tiếp xúc với người ốm...
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.