Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 2 bệnh nhi mắc Whitmore diễn biến nguy kịch
Theo thông tin từ Bộ Y tế, vừa phát hiện 3 người ở Đắk Lắk và Thanh Hoá mắc khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây bệnh Whitmore. Trong đó, hai bệnh nhi ở Thanh Hoá mắc bệnh đều là nam, xung quanh khu vực bệnh nhân sinh sống chưa phát hiện ca bệnh nào trước đó.
Ca bệnh thứ nhất là thiếu niên 15 tuổi ở thị xã Nghi Sơn, chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày thứ 12 của bệnh, sau khi đã điều trị ở 2 bệnh viện địa phương. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, phổi tổn thương, suy hô hấp, vẫn còn ban sẩn xuất huyết ở 2 bàn tay, tiếp tục được thở máy, duy trì vận mạch. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, Whitmore.
Theo lời kể từ gia đình bệnh nhân này, 2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, bé đi học về và bị dầm nước mưa. Sau đó bé sốt cao liên tục 4 ngày, ho, nổi sẩn ban kèm đau tức ngực phải, đau bụng... vào viện cấp cứu.
Ca bệnh thứ hai là bé trai 10 tuổi ở huyện Nông Cống. Bệnh nhi có diễn biến bệnh 3 tháng, khởi đầu với biểu hiện sốt, sưng đỏ vùng mang tai 5 ngày, vào điều trị tại bệnh viện địa phương được chẩn đoán viêm tuyến nước bọt mang tai nhưng điều trị 20 ngày không đỡ.
Sau đó trẻ được chuyển đến bệnh viện tuyến tỉnh điều trị thêm gần 30 ngày. Tuy nhiên, vùng má phải tổn thương vẫn viêm và rỉ dịch mủ, xuất hiện thêm cục to đau sau tai. Đầu tháng 11, bé được chuyển ra Bệnh viện Nhi Trung ương, được chích rạch khối áp xe. Kết quả cấy dịch mủ phát hiện bé nhiễm khuẩn gây bệnh Whitmore.
Ca bệnh thứ 3 là người phụ nữ 40 tuổi ở Đắk Lắk. Nữ bệnh nhân có triệu chứng đau bụng từ hồi giữa tháng 10, phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị áp xe lá lách. Nửa tháng sau tái phát đau bụng, bệnh nhân trở lại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh Whitmore trên nền đái tháo đường type 2.
Trước diễn biến này, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế Thanh Hóa và Đắk Lắk về việc tăng cường phòng bệnh Whitmore.
Theo Bộ Y tế, khuẩn gây bệnh Whitmore sống trên bề mặt nước và trong đất, đặc biệt là bùn đất. Khuẩn lây sang người qua vết trầy xước trên da, hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất, hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa (từ tháng 7 - 11).
Vi khuẩn này có thể làm hoại tử và chết các mô, gây viêm loét hay áp xe trên da, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Do đó, khuẩn gây bệnh Whitmore vẫn thường được dân gian gọi là "khuẩn ăn thịt người".
Biểu hiện lâm sàng của bệnh này khá đa dạng: sốt kéo dài; suy hô hấp; loét da; viêm đường tiết niệu; viêm phổi; áp xe ở gan; lách; nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng... Không chỉ dễ bị chẩn đoán nhầm, Whitmore còn khó điều trị, nhiều người bệnh bỏ cuộc.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.