Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?
1. Bệnh viêm tụy là gì?
Trong các bộ phận cơ thể con người, tuyến tụy nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên. Đây là tuyến tiêu hóa vừa có khả năng ngoại tiết vừa có khả năng nội tiết. Tuyến tụy sẽ tiết ra các men tiêu hóa như trypsin, chymotrypsin, amylase giúp tiêu hóa protein và tinh bột. Đồng thời, tụy cũng tiết ra các hormone như insulin, glucagon giúp điều hòa đường huyết trong cơ thể.
Bệnh viêm tụy xuất hiện khi xảy ra tình trạng tuyến tụy bị viêm hay bị phá hủy một phần. Bình thường các enzym tụy tiết ra khi vào ruột mới được kích hoạt và hoạt động. Nhưng khi tụy bị viêm, các enzym này sẽ được kích hoạt trước khi tiết vào ruột và tấn công tuyến tụy. Có hai loại viêm tụy: viêm tụy cấp tính và viêm tụy mạn tính.
Viêm tụy cấp tính
Đây là tình trạng tụy bị viêm đột ngột trong một thời gian ngắn. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ phát triển từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu điều trị đúng cách, bệnh viêm tụy cấp tính được chữa khỏi hoàn toàn. Những trường hợp bị nặng, bệnh nhân sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết tụy, tổn thương mô nghiêm trọng, gây nhiễm trùng và hình thành nang giả tụy. Từ đó làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, phổi, thận,...
Viêm tụy mạn tính
Đây là tình trạng tụy bị viêm diễn ra lâu dài, phần lớn là xảy ra sau giai đoạn viêm tụy cấp tính. Những người uống rượu quá nhiều thường mắc bệnh này.
Tuy nhiên viêm tụy do nguyên nhân nghiện rượu có thể không gây ra triệu chứng trong nhiều năm, nhưng xuất hiện đột ngột với các triệu chứng bệnh viêm tụy nặng.
2. Những triệu chứng và dấu hiệu bệnh viêm tụy
Đối với bệnh viêm tụy cấp tính
Biểu hiện bệnh viêm tụy là xuất hiện cơn đau ở bụng trên rồi lan ra sau lưng. Khi bạn ăn uống, nhất là những thực phẩm nhiều chất béo sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có các triệu chứng như sưng, chướng bụng, buồn nôn, ói mửa, bị sốt và nhịp tim tăng nhanh.
Đối với bệnh viêm tụy mạn tính
Bệnh viêm tụy mạn tính cũng có triệu chứng tương tự như viêm tụy cấp tính. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị sụt cân do các tuyến tụy tiết ra không đủ lượng enzym cần thiết để tiêu hóa thức năng dẫn đến khả năng hấp thụ kém. Ngoài ra, bệnh sẽ phát triển nặng, gây ra tiểu đường nếu các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy bị tổn thương.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm tụy
Bệnh viêm tụy có thể xảy ra với bất cứ ai. Nhưng thường xảy ra với những người uống rượu quá nhiều (nghiện rượu). Theo thống kê của ngành y tế, có khoảng 70% số người bị viêm tụy mạn là do uống rượu trong thời gian dài.
Ngoài ra, bệnh còn do các nguyên nhân khác như:
- Bị sỏi mật.
- Phẫu thuật ổ bụng.
- Do một số loại thuốc.
- Bị xơ nang.
- Bệnh sử gia đình bị bệnh viêm tụy.
- Bị nhiễm trùng.
- Chấn thương ở bụng.
- Nồng độ canxi trong máu cao, có thể do tuyến cận giáp hoạt động quá mức.
- Tăng triglyceride.
- Bệnh ung thư tuyến tụy.
4. Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tụy nếu không phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Triệu chứng ban đầu chỉ là một số dấu hiệu bình thường như đau bụng, sốt cao, buồn nôn,...
Tuy nhiên nếu không chữa trị thì viêm tụy sẽ tái phát, gây ra các cơn đau dữ dội, đi kèm các biểu hiện choáng váng, suy tim, giảm tuần hoàn, suy thận, đái tháo đường, tổn thương não,... thậm chí dẫn đến tử vong.
Vì vậy nếu bạn bị đau bụng dai dẳng hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm tụy, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Mỗi người đều có cơ địa khác nhau, bác sĩ sẽ khám, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
5. Bệnh viêm tụy và cách điều trị
Để điều trị bệnh viêm tụy, bác sĩ thường yêu cầu bạn phải nhập viện để theo dõi và kiểm soát bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ điều trị các nguyên nhân cơ bản của bệnh viêm tụy. Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến:
Điều trị bệnh viêm tụy cấp tính
Phương pháp điều trị điển hình là truyền dịch và sử dụng thuốc giảm đau tại bệnh viện. Vài trường hợp bệnh nặng sẽ được điều trị tại trung tâm chăm sóc đặc biệt (ICU). Tại đây, các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ để bệnh viêm tụy không ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, phổi, thận.
Cũng có những trường hợp bệnh nhân viêm tụy nặng xuất hiện tình trạng hoại tử toàn bộ tuyến tụy. Lúc này, phương pháp phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ những phần bị hoại tử để tránh nhiễm trùng.
Viêm tụy cấp thường kéo dài mỗi đợt khoảng vài ngày. Nếu viêm tụy cấp nguyên nhân do sỏi mật thì cần phải can thiệp sớm để loại bỏ, giúp tình trạng viêm biến mất.
Điều trị bệnh viêm tụy mạn tính
Bệnh viêm tụy mạn tính rất khó khăn trong việc điều trị. Thường các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và cải thiện vấn đề dinh dưỡng. Có thể cho người bệnh dùng men tụy và insulin. Bên cạnh đó bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ít dầu mỡ để bệnh tình cải thiện.
Phương pháp phẫu thuật cũng được áp dụng trong vài trường hợp để giảm đau, hồi phục dẫn lưu hormone hay enzym tuyến tụy, điều trị viêm tụy mãn tính gây ra do nguyên nhân tắc nghẽn ống tụy.
Bệnh nhân viêm tụy cần ngưng uống rượu và các chất có cồn, tuân thủ lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, uống thuốc đúng chỉ dẫn để giảm mức độ trầm trọng và số lần viêm tụy.
6. Bệnh viêm tụy nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Bệnh viêm tụy nên ăn gì?
Để tuyến tụy được khỏe mạnh, bạn nên uống đủ nước, ăn những thực phẩm giàu protein, ngũ cốc, rau củ quả, ít mỡ động vật và chứa các chất chống oxy hóa. Dưới đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân viêm tụy nên ăn:
Sữa chua: Sữa chua không đường là thực phẩm rất tốt cho người bị viêm tụy. Vì trong sữa chua có chứa axit lactic giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm áp lực làm việc cho tuyến tụy.
Quả nho: Quả nho có chứa chất chống oxy hóa mạnh, và chất hormone estrogen trong vỏ tốt cho sức khỏe người viêm tụy. Có thể ăn từ 10-15 quả nho sau mỗi bữa cơm trưa và tối khoảng 2 lần mỗi tuần.
Đậu phụ: Nửa bìa đậu phụ cung cấp khoảng 10gr protein, ít chất béo, lượng protein gấp đôi một cốc sữa chua. Tuy nhiên bạn cũng cần kiểm soát lượng đậu trong mỗi bữa ăn.
Tỏi: Không chỉ là gia vị chế biến nhiều món ngon, tỏi còn là bài thuốc chữa bệnh viêm tụy hiệu quả. Tỏi chứa chất chống ung thư, kháng khuẩn cao. Vì vậy mỗi ngày hãy ăn sống từ 2-3 tép tỏi hoặc dùng trong các món ăn đều tốt.
Rau chân vịt: Còn gọi là cải bó xôi - loại rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất và có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, các khối u.
Khoai lang: Có chứa nhiều vitamin A, B6, C và các nguyên tố vi lượng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 100gr khoai lang để chữa bệnh viêm tụy cấp.
Súp lơ xanh: Chứa nhiều loại enzym tốt cho hệ tiêu hóa. Người viêm tụy có thể dùng súp lơ xanh sống ăn cùng với các loại rau khác hoặc xào, luộc, nấu canh để chữa bệnh và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Bệnh viêm tụy kiêng ăn gì?
Bên cạnh chế độ ăn thích hợp thì người bệnh viêm tụy cần tránh những thực phẩm dưới đây:
Bánh mì và tinh bột: Tránh các loại bánh mì, tinh bột chứa hàm lượng chất béo cao như bánh mì ngọt, bánh rán, bánh ngọt,... để giảm áp lực làm việc cho tuyến tụy. Thay vào đó hãy dùng các loại ngũ cốc phù hợp như mì ống, gạo nâu,...
Quả bơ, thực phẩm nhiều chất béo: Các loại hoa quả nhiều chất béo như quả bơ không tốt cho người viêm tụy. Ngoài ra khi chế biến các món ăn, không nên cho nhiều dầu mỡ hay pho mát, sốt dầu,...
Rượu bia và sữa: Cai bia rượu, các đồ uống có cồn để điều trị viêm tụy hiệu quả.
Thịt và protein: Các loại thịt có chất béo cao, nhiều cholesterol không được khuyến khích như thịt lợn, thịt bò, gà, vịt,...
Thức ăn nhanh: Các loại thức ăn nhanh như pizza, gà rán, xúc xích,... chứa nhiều chất béo, gia vị cũng không tốt cho người viêm tụy.
Kẹo và các món tráng miệng: Những thực phẩm này thường chứa nhiều đường và chất béo không thích hợp với bệnh viêm tụy.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thích hợp, bệnh nhân viêm tụy cần kết hợp một số phương pháp tập luyện thể chất có sự tư vấn của bác sĩ tùy vào tình trạng bệnh để giảm đau nhức, mệt mỏi và căng thẳng như thiền, yoga, các bài vận động nhẹ nhàng,...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....