Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thường do sự tấn công của vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm. Viêm phổi được chia thành 4 loại: Viêm phổi thùy, viêm phổi tiểu thùy, viêm phế quản và áp xe phổi.
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh mặc dù phổ biến nhưng dấu hiệu nhận biết lại không rõ ràng. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là hai đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi nhất. Theo số liệu thống kê, những trẻ bị viêm phổi dưới 3 tuổi chiếm đến 80% số ca mắc bệnh, trong đó dưới 12 tháng tuổi chiếm đến 65%.
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị viêm phổi thường xuất phát từ nguyên nhân thời tiết lạnh. Tuy nhiên thời tiết chỉ là một tác nhân nhỏ. Thực ra bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh chủ yếu do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, Gram âm gây ra.
Các loại vi khuẩn này nhanh chóng sinh sôi, phát triển và tạo nên những ổ nhiễm khuẩn trong phổi. Những ổ nhiễm khuẩn này có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi đẻ, đặc biệt liên quan mật thiết đến thời gian vỡ nước ối.
Có thể thấy các con số biểu hiện cụ thể như sau:
- Vỡ ối từ 6 đến 12 giờ trước khi đẻ có đến 33% trẻ mắc bệnh viêm phổi.
- Vỡ ối từ 12 đến 24 giờ trước khi đẻ có đến 51,7% trẻ mắc bệnh viêm phổi
- Vỡ ối từ 24 giờ trở lên trước khi đẻ có đến 90% trẻ mắc bệnh viêm phổi.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh vừa mới ra đời cần thực hiện vô trùng, vì lúc này sức đề kháng của trẻ cực kì yếu nên rất dễ nhiễm khuẩn từ các dụng cụ, môi trường và kể cả người chăm sóc.
Hít phải nước ối, phân su nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ lúc chuẩn bị chào đời cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ em. Bên cạnh đó, việc thiếu dưỡng khí khi đang còn trong bụng mẹ cũng khiến trẻ rất dễ mắc bệnh.
Dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Nếu bệnh viêm phổi ở người lớn thường có những biểu hiện rõ ràng như ho, sốt cao, khó thở, ớn lạnh, đau tức ngực,... thì dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu thường không rõ ràng nên rất khó nhận biết.
Tuy nhiên nếu thấy con bú ít hoặc bỏ bú; sốt trên 37,5 độ C hoặc thân nhiệt hạ; khó thở hoặc thở nhanh hơn 60 nhịp trong 1 phút thì nên đưa đến bệnh viện.
Bệnh viêm phổi ở trẻ thường diễn biến nhanh và nặng. Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện rõ ràng như: chướng bụng, nôn nhiều, khó thở, tím tái, rút lõm lồng ngực,... thì bệnh viêm phổi đã chuyển biến nặng hơn.
Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát con, khi thấy có những dấu hiệu ban đầu như sốt nhẹ, kém bú, khó thở,... nên lập tức đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không có gì đáng lo ngại. Ngược lại, nếu chủ quan, không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Viêm màng não: Khi viêm phổi chuyển nặng, cơ thể bé không còn sức chống cự trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, lâu ngày sẽ dẫn đến thần kinh bị rối loạn, não tổn thương vĩnh viễn, khả năng vận động giảm.
Nhiễm trùng máu: Không chỉ làm ổ nhiễm khuẩn trong phổi mà các loại vi khuẩn này còn có khả năng xâm nhập vào hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu không được điều trị sớm, trẻ sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
Tràn mủ màng phổi: Biến chứng này khiến hô hấp của trẻ trở nên khó khăn, lượng bạch cầu trong máu tăng cao và tình trạng kháng thuốc bắt đầu xuất hiện.
Bên cạnh đó, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị kịp thời còn khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch bị suy giảm.
Cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn khác nhau. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm ho hoặc kháng sinh bên ngoài. Thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với trường hợp trẻ bị viêm phổi do vi rút.
Tuy nhiên cha mẹ có thể thực hiện một số phương pháp chăm sóc con tại nhà kết hợp với chỉ dẫn của bác sĩ.
Hạ sốt cho trẻ
Dùng khăn bông thấm nước ấm và chườm tích cực cho trẻ. Để xác định độ ấm phù hợp, dùng cùi chỏ người lớn cho vào chậu nước, thấy ấm thì có thể chườm cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao hơn, trên 38,5 độ C thì cho uống thuốc hạ nhiệt mà bác sĩ đã kê đơn.
Vỗ lồng ngực để giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả
Phương pháp vỗ lồng ngực cho trẻ nên thực hiện khi dạ dày đang rỗng, thích hợp nhất là thời điểm trước bữa ăn hoặc 1 giờ sau khi ăn. Lưu ý cần hút hết đờm dãi khỏi mũi họng của trẻ trước và sau khi vỗ lồng ngực.
Khi thực hiện thao tác này, phụ huynh cần tháo bỏ nhẫn, vòng tay hoặc đồng hồ qua một bên để tránh làm bị thương con. Cởi bỏ quần áo trẻ, dùng một khăn mỏng phủ ngang vùng lưng và ngực.
Khum bàn tay lại sao cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ với lực vừa phải vào vùng ngực, bạn sẽ nghe phát ra âm thanh rỗng bồm bộp. Nếu vỗ đúng cách con sẽ không bị đau.
Lưu ý khi vỗ, chỉ di chuyển cổ tay chứ không phải nguyên cánh tay, làm lần lượt từ trái sang phải, mỗi khu vực từ 3 đến 5 phút.
Vỗ dứt khoát, đều đặn và không vỗ ở những điểm nhạy cảm như vùng dạ dày, xương ức hoặc xương sống. Vỗ lồng ngực đúng cách sẽ giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả, hô hấp cũng tốt hơn.
Vệ sinh sạch sẽ và thay đổi khẩu phần ăn
Lau nước mũi cho trẻ, bạn nên dùng loại khăn giấy mềm để không gây đau, sau đó vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng loại khăn xô cần vệ sinh sạch sẽ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn, vi rút.
Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, đồ dùng và đồ chơi của trẻ. Khi chăm sóc hoặc làm đồ ăn cho trẻ, cần rửa tay sạch sẽ.
Thức ăn cho trẻ cũng thay đổi thành dạng lỏng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu. Sau đó, chia đồ ăn thành nhiều bữa nhỏ và mỗi bữa số lượng cũng ít hơn thường ngày.
Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh rất thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Vì thế, ngay khi thấy con có những triệu chứng, dấu hiệu của viêm phổi, lập tức đưa đến các cơ sở y tế để có phương hướng điều trị kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...