Trong các bệnh ngoài da thì bệnh viêm da tiếp xúc rất phổ biến, dễ mắc phải và thường khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt. Cùng đi tìm hiểu về dấu hiệu cũng như cách chữa bệnh viêm da tiếp xúc qua nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh viêm da tiếp xúc - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da là một dạng kích ứng da phổ biến, do da tiếp xúc với các chất gây kích ứng như các loại hóa mỹ phẩm hoặc các loại nhựa cây độc. Bệnh tuy không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh viêm da tiếp xúc có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu có phương pháp điều trị đúng cách cũng như có các biện pháp phòng bệnh kịp thời.

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc có các biểu hiện rất rõ rệt như: da khô, đỏ, ngứa rát, khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng da khoảng 24h.

Sau đó người bệnh sẽ xuất hiện các nốt rộp chảy nước kèm theo da đóng vảy và sưng. Người bệnh không nên gãi vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra mỗi người có một cơ địa khác nhau nên sẽ có những biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Đây là căn bệnh không lây truyền từ người bệnh sang người lành. Việc chăm sóc người bệnh có thể thực hiện bình thường, bệnh sẽ không lây từ người bệnh này sang người khác. Tuy vậy trong quá trình chữa bệnh cần chú ý giữ vệ sinh da, không để cho vết thương bị viêm nhiễm. Cần chữa trị và chăm sóc các tổn thương trên da đúng cách để không lây lan sang vùng da khác.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc

  • Nhựa cây độc: một số loại cây độc tiết ra nhựa, khi da tiếp xúc với các loại nhựa này sẽ gặp phải các biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc như: đỏ, ngứa, rát…
  • Một số người có da nhạy cảm khi sử dụng các loại mỹ phẩm, nước hoa cũng có thể mắc bệnh viêm da tiếp xúc.
  • Một số loại quần áo len có các chất gây kích ứng da cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc.
  • Ngoài ra các loại bột giặt, nước rửa bát cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm da tiếp xúc.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc -Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa bệnh viêm da tiếp xúc

Hiện nay có nhiều cách chữa bệnh viêm da tiếp xúc như phương pháp tây y, phương pháp đông y hay điều trị các mẹo dân gian.

Phương pháp sử dụng mẹo dân gian: Sử dụng một số loại cây và lá cây quen thuộc trong đời sống như trà xanh, lá trầu không,… để giảm các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc.

Phương pháp điều trị Tây y: tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ đồ điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị tây y chủ yếu tập trung giảm viêm, giảm ngứa, hạn chế các tổn thương ngoài da. Một số loại thuốc được sử dụng hiện nay như: thuốc bôi, thuốc uống kháng viêm, kháng histamin và thuốc giảm đau,…

Phương pháp điều trị Đông y: Sử dụng các bài thuốc đông y được bào chế từ các dược phẩm an toàn, lành tính giảm các triệu chứng ngứa, rát, sưng của bệnh viêm da tiếp xúc.

Ngoài ra phương pháp chữa viêm da tiếp xúc sẽ chú trọng vào tăng cường sức đề kháng, tăng cường chức năng của gan thận để điều trị tận gốc căn bệnh.

Lá trầu không giảm các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc - Ảnh minh họa: Internet

Cách phòng bệnh viêm da tiếp xúc

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị thích hợp thì việc phòng bệnh viêm da tiếp xúc là rất quan trọng, dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh hữu ích:

  • Sử dụng bảo hộ: Với những người thường xuyên làm trong các môi trường hóa chất, bụi bẩn cần trang bị các dụng cụ bảo hộ như: mặt nạ, khẩu trang, găng tay, ủng…
  • Tránh tiếp xúc với côn trùng: Côn trùng như kiến, ong, kiến ba khoang, muỗi… là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Nên có biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa không để các loại côn trùng bám lên người.
  • Cẩn trọng khi sử dụng hóa mỹ phẩm làm đẹp như mỹ phẩm, nước hoa, kem chống nắng… Những sản phẩm từ nhựa, chất liệu vải, các thành phần trong chất tẩy rửa cần kiểm tra cẩn thận trước khi mua để phòng tránh bệnh.
  • Bổ sung dinh dưỡng chứa nhiều Vitamin: Người bị bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại rau củ quả có chứa vitamin A, E, C. Các vitamin này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại thực phẩm bổ sung khác như cá hồi, ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng và protein trong cơ thể. Lưu ý tránh các thực phẩm gây dị ứng như hải sản, rượu bia, chất kích thích…
Sử dụng đồ bảo hộ để phòng bệnh viêm da tiếp xúc - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những nội dung tìm hiểu về căn bệnh viêm da tiếp xúc, đây là căn bệnh thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm hoặc do các chất độc hại bám trên da. Khi có dấu hiệu của bệnh cần có phương pháp điều trị phù hợp và nhanh chóng, tránh để bệnh quá lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.