Bệnh tay chân miệng gia tăng phức tạp, truyền thuốc cứu sống bệnh nhi ngoạn mục
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, số ca mắc tay chân miệng tăng cao đột biến trong tháng 6 và 7. Nếu như trong tháng 6, bệnh viện tiếp nhận 148 ca thì chỉ trong 11 ngày đầu tháng 7, cơ sở này đã tiếp nhận hơn 141 ca tay chân miệng từ Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như: Quảng Nam, Quảng Ngãi đến thăm khám, điều trị. Số lượng ca bệnh nặng cũng tăng lên, trong đó có 6 ca thuộc nhóm IIB, phải truyền thuốc đặc trị.
Đảm bảo nguồn thuốc đặc trị
Tại Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, trung bình mỗi ngày có 60-70 bệnh nhân khám ngoại trú, 80-100 bệnh nhân khám, điều trị nội trú. Tỷ lệ bệnh nhân nặng cần truyền thuốc điều trị đặc thù cũng tăng theo.
Trao đổi với phóng viên chiều ngày 12/7, Bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh – Trưởng Khoa Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn diễn biến phức tạp, số ca nhập viện tăng cao so với trước đây. Bệnh viện có 4 ca nặng phải truyền các loại thuốc điều trị đặc chủng của bệnh này như: Phenobarbital, Milrinone, thể IVIG…
Về vấn đề thuốc đặc trị bệnh, bác sĩ Thịnh cho biết, hiện bệnh viện cơ bản có đủ thuốc để điều trị cho các bệnh nhi mắc tay chân miệng diễn tiến nặng.
"Bệnh tay chân miệng do nhiều loại virus gây ra, nên một trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần với các chủng khác nhau. Trong đó chủng Enterovirus 71 (EV71) gây ra biến chứng nặng cho các bệnh nhân nhi. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy các bé có những biểu hiện như: sốt cao, tiêu chảy, xuất hiện hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân… không nên chủ quan. Nhiều người đưa trẻ đến phòng khám tư với suy nghĩ chỉ là sốt phát ban dẫn đến nhập viện trễ, nguy cơ bệnh diễn biến nặng rất nguy hiểm", bác sĩ Thịnh nói.
Truyền thuốc cứu sống bệnh nhi diễn biến nặng
Chị LNC. (mẹ của cháu V., 3 tuổi, trú quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) cho biết, cách đây mấy ngày, cháu bị sốt cao, kèm theo nôn ói liên tục. Khi đến khám tại các cơ sở y tế tuyến dưới được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa. Sau khi về nhà, cháu càng sốt cao hơn, giật mình… nên hôm sau, gia đình đưa cháu đến Bệnh viện Phụ sản – Nhi khám cấp cứu.
Qua thăm khám ban đầu, các bác sĩ đưa bé V. về khoa tiêu hóa để theo dõi. Tuy nhiên, diễn biến bệnh của bé càng trở nặng. Tay chân run, giật mình, không di chuyển được. "Sau khi các bác sĩ thăm khám, chụp chiếu và hội chẩn thì xác định con tôi bị tay chân miệng. Cháu được chuyển về Khoa Y học Nhiệt đới để theo dõi, điều trị", chị C. cho hay.
Bác sĩ Thịnh cho biết, qua hội chẩn, xác định bé V. bị tay chân miệng gây biến chứng thần kinh, mức độ nặng cấp độ IIB2. Bé được chuyển về Khoa Y học Nhiệt đới để truyền thuốc đặc trị và được các bác sĩ theo dõi, thăm khám thường xuyên. Qua hơn một tuần điều trị, hiện tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định trở lại. Bé đã cắt sốt, có thể đi lại. "Rất may là bé V. được nhập viện để thăm khám kịp thời, nếu để kéo dài thì sẽ rất nguy hiểm. Sau khi truyền thuốc đặc trị, bé đã hồi phục cơ bản 70-80%", bác sĩ Thịnh thông tin.
Ôm con trên tay, chị C. cảm ơn các bác sĩ đã kịp thời điều trị cho cháu. Bởi từ khi mắc bệnh, cháu V. yếu dần và diễn tiến bệnh rất nhanh. Có thời điểm, cháu V. sốt cao liên tục không hạ, tay chân co giật… khiến gia đình rất lo lắng.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.