Nguyên nhân gây bệnh suyễn ở trẻ em

Các chuyên gia sức khỏe trên Pcbaby cho biết: Có rất nhiều nhân tố đều có thể gây bệnh suyễn ở trẻ em, trong đó bao gồm các nguồn dị ứng, môi trường, thể chất và di truyền v.v... Bố mẹ cần tìm hiểu và xác định nguyên nhân cụ thể để có biện pháp điều trị hiệu quả cho trẻ.

Vì sao trẻ bị hen suyễn? - Ảnh minh họa: Internet

Thể chất dị ứng do di truyền

Trong nhiều trường hợp, khi trẻ em bị hen suyễn thường có thể kiểm tra thấy khuynh hướng bệnh trạng ở da và niêm mạc, điển hình như chàm, mề đay, phù thũng mang tính thần kinh huyết quản v.v…

Không những xảy ra ở bản thân trẻ mà khi trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến da như vậy cũng dễ khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn. Ngoài ra, nếu người mẹ có thói quen hút thuốc khi mang thai, hoặc là người hút thuốc là thụ động thì trẻ sinh ra cũng có có thể chất mẫn cảm, kéo theo dấu hiệu hen suyễn.

Các nguồn gây dị ứng

Đầu tiên phải kể đến các độc tố và nguồn gây bệnh từ con đường cảm nhiễm, đặc biệt là các tác nhân dẫn đến bệnh về đường hô hấp như virus hợp bào, Rhinovirus, virus cúm A v.v… Ngoài ra, một số nguồn gốc gây bệnh cục bộ như viêm xoang, viêm amidan cũng có thể trở thành nhân tố gây ra hen suyễn.

Viêm xoang, viêm amidan cũng có thể trở thành tác nhân dẫn đến bệnh suyễn ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Khi điều kiện vệ sinh và điều trị y tế được cải thiện thì nguy cơ con người bị cảm nhiễm vi khuẩn, độc bệnh giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, một thói quen không nhỏ của con người ngày nay là dễ dàng lạm dụng thuốc kháng sinh, điều này khiến trẻ càng dễ bị mẫn cảm đường hô hấp, tăng nguy cơ hen suyễn.

Bên cạnh đó, các nhân tố gây kích thích từ đường hô hấp (hít vào) như bụi bẩn, phấn hoa, không khí lạnh, khí hóa học, con mạt v.v… cũng có thể làm ảnh hưởng đến khí quản, dẫn đến bệnh suyễn ở trẻ em. Thói quen sử dụng điều hòa khiến phòng ốc bị khép kín, ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn.

Gia đình nuôi thú cưng như chó, mèo, chim chóc cũng làm tăng vật chất gây dị ứng trong nhà, nếu xử lý không tốt sẽ khiến trẻ dễ bị suyễn. Ngoài các yếu tố bên ngoài thì thực phẩm dành cho trẻ cũng cần chú. Một số trường hợp, thực phẩm giàu protein như hải sản, sữa bò, thức ăn đông lạnh v.v… có thể khiến trẻ phát tác bệnh hen suyễn.

Trẻ dị ứng với lông thú cưng cũng dễ gây ra hen suyễn - Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ lớn dần và thể chất cũng như sức đề kháng tăng lên thì tỷ lệ dị ứng thức ăn cũng giảm xuống. Đây cũng là lý do vì sao trẻ dưới 5 tuổi càng dễ bị hen suyễn do dị ứng thức ăn hơn những trẻ lớn.

Nhận biết bệnh suyễn ở trẻ em

Hen suyễn là một loại bệnh có tính dài kỳ và tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng cũng có điểm khác nhau, đồng thời, ở mỗi giai đoạn tiến triển cũng sẽ có phân biệt bởi dấu hiệu riêng.

Triệu chứng khởi điểm

Biểu hiện của bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể xảy ra nhanh hoặc chậm, nhưng đa số trước khi phát bệnh, trẻ thường sẽ có dấu hiệu cảm nhiễm đường hô hấp trên từ 1 – 2 ngày, chẳng hạn như viêm khí quản.

Cảm nhiễm đường hô hấp là biểu hiện của bệnh hen suyễn ở trẻ em ở giai đoạn khởi đầu - Ảnh minh họa: Internet

Với những trẻ lớn thì tình trạng khởi bệnh tương đối nhanh hơn và nhiều vào ban đêm, thường kéo dài từ vài tiếng đồng hồ cho đến một ngày thì có hiện tượng dần hồi phục. Giai đoạn này nếu bố mẹ không chú ý và có biện pháp điều trị sớm thì sẽ dẫn đến hen suyễn, thời gian càng lâu thì mức độ bệnh càng nghiêm trọng.

Triệu chứng khi phát bệnh

Trẻ thường bồn chồn bất an, hô hấp khó khăn, nhất là khi nằm ngửa và âm thanh khò khè có thể nghe thấy rõ ràng. Giai đoạn này sắc mặt của trẻ cũng trở nên nhợt nhạt, hai cánh mũi động bất thường.

Lúc mới đầu trẻ chỉ có ho khan nhưng càng về sau thì càng biểu hiện khó thở, trường hợp nghiêm trọng có thể gần như cảm thấy trẻ không thể hít thở không khí vào trong cơ thể. Một khi trẻ có thể khạc ra dịch đờm có màu trắng thì hô hấp mới dần thuận lợi hơn.

Khi hen suyễn phát tác, trẻ có biểu hiện khó thở, bồn chồn, có khi kèm theo ho và sốt - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ có thể ho dữ dội đến mức đau cơ bụng, còn kèm theo phát sốt. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, nhất là hen suyễn đã kéo dài ngày thì gần như không nghe được âm thanh hô hấp ở hai lá phổi, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến máu thiếu oxy, gây suy giảm chức năng tim.

Triệu chứng khi bệnh tái phát lại do mạn tính

Hen suyễn vốn đã là một loại bệnh mạn tính. Tuy nhiên, nếu trẻ mỗi năm đều tái phát hoặc dù sử dụng thuốc khống chế bệnh nhưng thời gian hồi phục rất ngắn thì đa số đây là kết quả của vấn đến cảm nhiễm tái phát hoặc biện pháp kiểm soát bệnh phát cấp tính gặp bất lợi.

Dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ em theo độ tuổi tăng dần còn kéo theo những ảnh hưởng khác đến sức khỏe, điển hình như trao đổi khí oxy gặp cản trở nghiêm trọng nên trẻ dễ bị thấp bé, dinh dưỡng không đủ, thậm chí là bị gù lưng.

Điều trị và chăm sóc trẻ bị hen suyễn như thế nào?

Cách điều trị bệnh suyễn ở trẻ em thường được sử dụng bằng đường hít với hiệu quả cao và ít tác dụng phụ - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh suyễn ở trẻ em thông thường có thể thông qua điều trị bằng thuốc, thường thì kết hợp 2 nhóm là thuốc khống chế và thuốc giảm hen cấp tốc. Thuốc khống chế bệnh phải sử dụng dài hạn, còn thuốc giảm hen dùng khi triệu chứng suyễn phát tác khiến trẻ hô hấp khó khăn, có tác dụng cấp cứu để tránh biến chứng xấu.

Bên cạnh đó, một trong những cách điều trị bệnh suyễn ở trẻ em được “Tổ chức vệ sinh thế giới” khuyến cáo áp dụng hiện nay chính là liệu pháp bằng đường hít. Phương pháp này có hiệu quả nhanh, lượng thuốc dùng ít, tác dụng phụ cũng giảm, thường chia làm 2 loại là thuốc hít kháng viêm và thuốc hít ổn định suyễn.

Thuốc hít ổn định suyễn được sử dụng khi chứng hen suyễn phát tác, có thể trong vài phút ngắn ngủi giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn, tránh nguy cơ trẻ bị ngạt do thiếu oxi. Thuốc hít kháng viêm được dùng để kiểm soát bệnh dài hạn, thường sau một tuần mới thể hiện hiệu quả điều trị.

Ngoài vấn đề trị liệu thì quá trình chăm sóc khi trẻ bị bệnh cũng vô cùng quan trọng, trong đó cần đặc biệt chú ý chế độ ăn uống của trẻ. Vậy khi trẻ bị hen nên ăn gì? Trước tiên, bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn thực phẩm với gia vị quá đậm đà, nghĩa là thức ăn không được quá mặn, quá ngọt, quá béo hay quá kích thích, nhất là với trẻ dễ mẫn cảm.

Cho trẻ uống sữa bổ sung protein giúp trẻ phục hồi nhanh sau khi điều trị hen suyễn - Ảnh minh họa: Internet

Canxi, magie có tác dụng giảm dị ứng, vì vậy bố mẹ có thể bổ sung cho trẻ các thực phẩm như rong biển, mè, đậu phộng, rau lá xanh v.v… Đồng thời, tăng cường cho trẻ hấp thu protein cũng rất cần thiết giúp trẻ nhanh phục hồi sau viêm. Trứng, sữa, cá, thịt nạc là lựa chọn lý tưởng cho trẻ.

Các loại trái cây, rau củ giúp trẻ bổ sung vitamin A, B, C đều thích hợp cho thực đơn khi trẻ bị hen suyễn. Mẹ có thể lựa chọn như cà rốt, cà chua, hạt sen, bắp cải, lòng đỏ trứng v.v… Vitamin C có thể tăng cường khả năng kháng bệnh, còn vitamin B và C lại thúc đẩy điều trị chứng viêm trong phổi.

Nguồn:

https://baike.pcbaby.com.cn/qzbd/4183.html