Sốt xuất huyết có được gội đầu không hay sốt xuất huyết có được tắm gội không là những vấn đề mà người bệnh thường rất quan tâm. Để làm rõ được thắc mắc này, trước hết bạn cần biết sốt xuất huyết là bệnh gì và biểu hiện thường thấy của chúng là như thế nào.

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue có trong muỗi vằn gây ra. Ở Việt Nam, căn bệnh này tương đối phổ biến, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam, vì hai nơi này thường mưa nhiều và có thời tiết nóng ẩm.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus có trong muỗi vằn gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến phức tạp qua 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Trong 1 đến 2 ngày đầu, người bệnh thường xuất hiện tình trạng sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng lên đột ngột từ 39 đến 41 độ C. Tuy nhiên, biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với các loại sốt virus thông thường, do đó bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sốt cao là biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết - Ảnh minh họa: Internet

Giai đoạn 2: Đây được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất, hầu như các triệu chứng của sốt xuất huyết điển hình đều xuất hiện vào thời điểm này. Mặc dù không còn sốt cao như ngày đầu nhưng các biểu hiện như xuất huyết dưới da, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng lại rất nghiêm trọng.

Những vết xuất huyết này thường có ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong cánh tay, bụng, đùi,... và hình dạng của chúng lá các đốm đỏ hoặc mảng bầm tím tùy vào mức độ bệnh.

Bước sang giai đoạn thứ hai, cơ thể thường xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp nặng hơn, người bệnh còn xuất hiện tình trạng chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não,... Vì thế, ở giai đoạn này, bệnh nhân sốt xuất huyết cần được theo dõi sát sao để kịp thời chữa trị khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn phục hồi nên người bệnh bắt đầu hết sốt và các vết xuất huyết cũng lặng dần. Thêm vào đó, người bệnh sẽ có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định và thể trạng dần phục hồi.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Loại virus này thường sống trong cơ thể loài muỗi AedesAaegypti hoặc muỗi Aedes Albopictus. Cơ chế lây nhiễm của chúng được cụ thể như sau:

Muỗi cái Aedes hút máu của những bệnh nhân bị nhiễm virus Dengua, sau đó con virus này sẽ tiếp tục ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi mới truyền cho người khác thông qua việc chính.

Muỗi Aedes hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền qua cho người lành, cứ như vậy tạo thành một vòng tuần hoàn kín. Tuy nhiên chỉ có loài muỗi cái mới có thể truyền virus gây bệnh.

Sốt xuất huyết có được tắm gội không?

Nhiều bệnh nhân lo lắng, không biết rằng sốt xuất huyết có được tắm gội không, đặc biệt là trẻ nhỏ khi mắc bệnh? Thực tế, bệnh sốt xuất huyết trong trường hợp nhẹ bạn vẫn có thể tắm bình thường nhưng không nên tắm bằng nước lạnh hoặc ngâm mình quá lâu.

Việc tắm bằng nước lạnh sẽ làm co mạch ngoài da đồng thời giãn mạch trong nội tạng, dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh đó, tắm nước quá nóng hoặc xông hơi trong giai đoạn bệnh nặng sẽ khiến cho các mạch bị giãn ra, tình trạng xuất huyết càng nặng hơn.

Do đó, bạn chỉ nên tắm nước ấm vừa phải, từ khoảng 35 đến 37 độ C. Hoặc để an toàn hơn, bạn nên dùng khăn ấm lau người là được.

Sốt xuất huyết có được tắm gội không còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nặng nhẹ của bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Riêng với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, tức là giai đoạn ngày thứ 3 đến thứ 7 của bệnh, khi cơ thể có nhiều vết đỏ dưới cánh tay, bụng, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng thì tuyệt đối không nên tắm. Quá trình cơ thể thấm nước kết hợp với các động tác kỳ cọ mạnh sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, trong thời gian bệnh, bạn nên hạn chế tắm gội để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Trong những trường hợp đặc biệt, bạn có thể dùng khăn ấm để làm sạch cơ thể.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

Bổ sung nhiều nước

Triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao và mất nước, do đó việc bổ sung nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây như chanh, cam, bưởi,...

Bạn nên bổ sung nhiều nước và các loại nước ép hoa quả giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Những loại quả này giàu vitamin C và khoáng chất nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng, củng cố thành mạch máu, từ đó tình trạng bệnh cũng sẽ thuyên giảm hơn.

Ăn cháo loãng hoặc súp

Thông thường khi sốt cao, người bệnh rất hay bị đắng miệng, mệt mỏi dẫn đến cảm giác chán ăn, đặc biệt là trẻ con. Do đó, thời điểm này gia đình nên cho bệnh nhân dùng các món cháo loãng hoặc súp. Cách này giúp người bệnh ngon miệng hơn đồng thời còn khiến cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Những món ăn giàu đạm từ thịt, trứng, sữa và giàu vitamin A, sắt, kẽm từ thịt bò, thịt gà giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các virus gây bệnh.

Cháo loãng không chỉ giúp người bệnh dễ nuốt mà còn dễ dàng hấp thu các dưỡng chất vào trong cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh những thực phẩm khuyên dùng thì người bệnh sốt xuất huyết cũng nên kiêng khem một vài món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Ngoài ra, trong suốt thời gian bệnh, bạn cũng nên hạn chế chế dùng những thực phẩm có màu đỏ hoặc đen. Vì trong giai đoạn thứ hai của bệnh, cơ thể thường có triệu chứng xuất huyết, việc dùng thực phẩm có màu đỏ sẽ dễ khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm lẫn về việc chảy máu dạ dày.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết bằng cách nào?

Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm và chúng bùng phát thành dịch vào mùa mưa. Do đó, để phòng ngừa bệnh, bạn có thể tham khảo một vài mẹo dưới đây:

- Thường xuyên dọn dẹp phòng sạch sẽ, ngăn nắp để hạn chế tối đa nơi trú ẩn của muỗi.

- Nên ở phòng máy lạnh, trong trường hợp không có, bạn có thể mặc quần áo dài tay và giăng màn cẩn thận trước khi đi ngủ.

- Tránh tản bộ ngoài trời vào hoàng hôn và bình minh, vì đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng cách đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước, thu gom các vật dụng phế thải trong nhà, thường xuyên phát quang bụi rậm quanh khu vực sinh sống,...

- Khi phát hiện ổ dịch nên thông báo cho chính quyền địa phương phun thuốc diệt muỗi để kịp thời ngăn chặn chúng bùng phát thành dịch.

Bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết bằng cách vệ sinh nhà cửa và xung quanh nơi ở - Ảnh minh họa: Internet

Sốt xuất huyết có tắm gội được không còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nặng nhẹ và các giai đoạn khác nhau của bệnh. Tuy nhiên, việc hạn chế tắm gội lại có tác dụng lớn đến hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết, do đó nếu không quá mức cần thiết bạn có thể dùng khăn ấm để lau người cho sạch.