Bệnh nhân phi công Anh hết nCoV
"Hiện có thể khẳng định bệnh nhân đã được điều trị hết nCoV", Cục trưởng Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế, Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Ông Khuê đánh giá Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM "đã hoàn thành sứ mệnh điều trị cho bệnh nhân phi công Anh". Nhận định này cũng được Hội đồng Chuyên môn thống nhất tại buổi hội chẩn toàn quốc "bệnh nhân 91" hôm qua.
Bệnh nhân nhập viện ngày 18/3, đến hôm nay đã được hai tháng hai ngày. Trong đó, 47 ngày chạy ECMO, hơn 20 ngày mở nội khí quản.
Ngày 18/5, bệnh nhân được chụp CT lần hai để đánh giá tổn thương phổi. Kết quả cho thấy phổi bệnh nhân đã có những dấu hiệu phục hồi từ 10-20%. Hiện bệnh nhân vẫn còn tình trạng nhiễm trùng màng phổi, nên chưa thể ghép phổi và cần tiếp tục điều trị nội khoa để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Hội đồng chuyên môn thống nhất chuyển bệnh nhân sang Trung tâm Điều trị Chuyên sâu về Hồi sức Tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.
Bộ Y tế quy định người nhiễm nCoV xuất viện khi hết sốt ít nhất ba ngày, hai mẫu bệnh phẩm lấy cách nhau một ngày đều xét nghiệm âm tính. Ngoài ra bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu bình thường, X-quang phổi cải thiện.
Như vậy, với "bệnh nhân 91", Bộ Y tế ghi nhận "hết nCoV", chưa ghi nhận "khỏi Covid-19".
Sau điều trị tích cực nội khoa, phương án đặt ra là sẽ ghép phổi hoặc kết hợp ghép các tạng khác bị suy cho bệnh nhân. Bộ Y tế sẽ lập hội đồng chuyên môn để nghiên cứu kỹ phương án.
Về khả năng ghép phổi, một chuyên gia của Hội đồng Chuyên môn cho biết, bệnh nhân đang gặp ba chống chỉ định ghép phổi, trong đó có nhiễm trùng phổi, suy đa tạng. Do đó nếu ghép ngay, có thể thành công về mặt kỹ thuật, nhưng tỷ lệ hồi phục rất thấp. Bệnh nhân cần tiếp tục chờ đợi quá trình điều trị nội khoa.
Với quan điểm "còn nước còn tát", Bộ Y tế giao Bệnh viện Việt Đức lên kế hoạch tiến hành ghép phổi khi đủ điều kiện cả về sức khỏe bệnh nhân lẫn nguồn phổi hiến tặng.
Hiện các bác sĩ Việt Nam vẫn ưu tiên số một là tìm tạng hiến tặng từ người hiến đã chết não.
Bệnh nhân là phi công người Anh, làm việc cho hãng hàng không Vietnam Airlines. Đây là ca Covid-19 nặng nhất Việt Nam, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Bệnh nhân 43 tuổi, nặng 100 kg, mắc hội chứng "bão cytokine" - hệ miễn dịch phản ứng thái quá, rối loạn đông máu, phổi đông đặc 90%.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...