Bệnh nhân 416 và 418 diễn biến sức khỏe rất nặng
Theo thông tin từ Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 26/7, bệnh nhân 418 (nam, 61 tuổi, ở Đà Nẵng)- Ban Chỉ đạo công bố sáng 26/7- hiện vẫn còn sốt nhẹ, đang được thở máy, được nuôi ăn qua sonde.
Các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng tiên lượng rất nặng. Khả năng bệnh nhân sẽ còn tiếp tục thở máy và lọc máu liên tục trong thời gian dài. Bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp nặng do nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp.
Trước đó, ngày 21/7, bệnh nhân điều trị tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán theo dõi lao phổi bội nhiễm, trên nền bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp.
Chiều 23/7, bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực chống độc, 3 ngày sau thì chuyển đến khoa Y học nhiệt đới - Bệnh viện Đà Nẵng.
Trong khi đó, bệnh nhân 416 (nam, 57 tuổi, ở Đà Nẵng) tiên lượng vẫn rất nặng, khả năng vẫn tiếp tục thở máy, ECMO phổi nhân tạo, lọc máu liên tục trong thời gian dài.
Hiện các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát. Bệnh nhân nhập viện Bệnh viện C Đà Nẵng từ ngày 20/7/2020 đến ngày 24/7 với chẩn đoán viêm phổi.
Sau đó, bệnh diễn biến nặng nên người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng vào sáng 24/7 với chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp do nhiễm SARS-CoV 2, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn.
Hiện bệnh nhân vẫn còn sốt 37-38 độ C, được dùng thuốc an thần, thuốc vận mạch, kháng sinh, kháng virus, nâng cao miễn dịch, ăn qua sonde, phổi thông khí tạm…
Đến nay, BN416 là bệnh nhân COVID-19 thứ 3 tại Việt Nam phải can thiệp ECMO, sau BN19 và BN91 - phi công Anh.
Tuy nhiên, so với 2 bệnh nhân trước, thời điểm chỉ định thở máy và đặt ECMO cho BN416 rất nhanh, chỉ vài ngày sau khi bệnh nhân vào viện, đặc biệt chỉ 1 ngày sau khi xác định chính xác đã mắc bệnh. Trong khi BN91 vào viện ngày 18/3 nhưng ngày 6/4 mới đặt ECMO. Còn BN19 vào viện hôm 7/3, đến ngày 18/3 mới can thiệp ECMO.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, COVID-19 thường có nguy cơ diễn biến nặng hơn nếu gặp ở bệnh nhân lớn tuổi (trên 60 tuổi) hoặc những người có vấn đề sức khoẻ, mắc các bệnh mãn tính không lây (cao huyết áp, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính hay đái tháo đường, ung thư...) hoặc các bệnh gây ảnh hưởng hệ miễn dịch.
Về dịch tễ, theo thông báo của ngành chức năng tại Đà Nẵng và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, một tháng qua cả hai bệnh nhân số 416 và 418 đều không ra ngoài thành phố Đà Nẵng, chủ yếu ở nhà và đi lại trong thành phố. Họ đã đến một số bệnh viện, phòng khám để thăm khám hoặc chăm sóc người nhà nằm viện.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...