Vì sao bệnh máu trắng ở trẻ em thường có nguy cơ cao xảy ra trước 6 tuổi?

Theo chuyên gia sức khỏe cho biết: Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh máu trắng (còn gọi là ung thư máu), tuy nhiên với trẻ nhỏ thì ở giai đoạn trước 6 tuổi sẽ càng dễ phát bệnh hơn những độ tuổi khác. Thông thường có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh máu trắng ở trẻ em.

Bệnh máu trắng ở trẻ em thường có nguy cơ cao xảy ra ở độ tuổi nào? - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ ở trong nhà quá nhiều mà không có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên

Đối với các bậc phụ huynh mà nói thì trẻ nhỏ với thể chất còn yếu ớt, dễ nhiễm bệnh nên việc chăm sóc càng được chú trọng nhiều hơn. nhưng đôi khi chính vì vậy mà bạn bảo bọc trẻ quá mức cần thiết, thậm chí có thể gây phản tác dụng đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thường được bảo bọc quá mức nên ít có cơ hội tiếp xúc ngoài trời cũng là lý do dễ phát bệnh máu trắng ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Thực tế các chuyên gia sức khỏe và tâm lý trẻ em khuyến cáo: Khi bạn bắt trẻ phải ở trong nhà quá nhiều, ít khi đưa trẻ ra ngoài tắm nắng và tiếp xúc với thế giới tự nhiên thì lượng Formaldehyde mà trẻ hít vào cơ thể càng nhiều, nồng độ cao dẫn đến sự phân hóa tế bào bạch cầu bị rối loạn, tăng trưởng dị thường, ức chế hồng cầu và tiểu cầu, gây ra bệnh máu trắng.

Chức năng các cơ quan trong cơ thể phát triển chưa hoàn thiện

Khi trẻ em dưới 6 tuổi, chức năng tổ chức của các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa đạt đến mức hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống tạo máu, tuần hoàn máu tương đối chậm và thường không thể đồng bộ với tốc độ trao đổi chất của xương. Đây là lý do khiến bé dễ bị tác động quấy nhiễu từ các nhân tố bên ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng.

Trẻ hít nhiều Formaldehyde cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng - Ảnh minh họa: Internet

Lượng hô hấp cao hơn người trưởng thành

Đối với trẻ nhỏ nói chung và trẻ dưới 6 tuổi nói riêng, lượng hô hấp của trẻ luôn có hơn một nửa so với người lớn, đồng thời tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng rất nhanh nên lượng khí Formaldehyde trẻ hít vào càng cao. Formaldehyde là một hợp chất khí có mùi hăng, tác động kích thích với mắt, mũi v.v… và làm tăng tỷ lệ phát bệnh máu trắng ở trẻ em.

Những triệu chứng điển hình của bệnh máu trắng ở trẻ em giai đoạn đầu

Khi sắc mặt của trẻ nhợt nhạt khác thường do thiếu máu, bố mẹ cần cảnh giác nguy cơ trẻ bị ung thư máu - Ảnh minh họa: Internet

Thiếu máu

Để có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời thì người lớn trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ cần chú ý nhiều hơn đến các biểu hiện bất thường của trẻ. Nếu phát hiện sắc mặt của trẻ ngày càng nhợt nhạt, không còn hồng hào như trước thì bố mẹ nên cảnh giác chứng thiếu máu ở trẻ. Thiếu máu không đơn thuần chỉ là thiếu sắt mà nhiều trường hợp còn là cảnh báo của bệnh máu trắng.

Đau khớp

Một biểu hiện điển hình ở giai đoạn đầu của bệnh máu trắng ở trẻ em chính là chứng đau khớp, đặc biệt là khớp gối hoặc trẻ thường xuyên kêu đau chân. Nếu tình trạng đau khớp ở trẻ kéo dài liên tục mà không có dấu hiệu thuyên giảm sau những biện pháp cải thiện, đồng thời trẻ tỏ ra không thích hoạt động thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Trẻ thường xuyên bị đau khớp mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra - Ảnh minh họa: Internet

Khối u lớn không đau và không rõ nguyên nhân

Nếu trẻ có hiện tượng cổ sưng to, sờ vào có khối u thì về mặt lâm sàng thường gặp chính là các hạch bạch huyết. Tuy nhiên khi hạch bạch huyết to bất thường, không di động và giữa các hạch có kết dính thì chắc chắn có vấn đề cần cảnh giác.

Một số bộ phận khác cũng có thể xuất hiện hạch bạch huyết, đặc biệt là nếu siêu âm thấy trong khoang bụng của trẻ có nhiều hạch này thì càng phải thận trọng, đây có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh máu trắng.

Xuất huyết là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh máu trắng ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Xuất huyết

Trẻ em mắc bệnh máu trắng còn có triệu chứng chảy máu cam, hoặc cơ thể khi va chạm đều sẽ tụ máu bầm một mảng. Ngoài ra, khi trẻ thay răng nếu có hiện tượng xuất huyết trong vài ngày thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Bên cạnh đó, bất luận là chảy máu ở khoang miệng, niêm mạc, đường tiêu hóa hay niệu đạo đều có thể liên quan đến ung thư máu.