Bệnh hở van tim: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bệnh hở van tim rất nguy hiểm, vì máu khó lưu thông gây ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn. Bệnh nhân hở van tim ở mức độ nặng cần làm phẫu thuật sớm mới có thể kéo dài sự sống và khoẻ mạnh trở lại.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh hở van tim để có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời khi không may mắc phải.
Bệnh hở van tim là gì?
Bệnh hở van tim là tình trạng van tim không đóng khít khiến một lượng máu bị trào ngược trở lại buồng tim trước đó thay vì được bơm lên hệ tuần hoàn. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào mức độ hở van, các triệu chứng, biến chứng đi kèm.
Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?
Van tim của con người giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm để giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông hai chiều và tim không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể.
Van tim bị hở sẽ làm quá trình lưu thông máu rất khó khăn hơn, khiến hệ tuần hoàn bị trì trệ, từ đó mà sinh ra các triệu chứng nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy bệnh hở van tim nếu ở cấp độ 2/4 trở lên, có thể coi là một trọng bệnh, rất nguy hiểm cần được chữa trị và phẫu thuật kịp thời.
Các cấp độ của bệnh hở van tim
Cấu tạo của tim người gồm có bốn van:
+ Van hai lá: Là van dễ bị tổn thương nhất
+ Van ba lá: Là ít bị tổn thương hơn.
+ Van động mạch chủ: Cũng là van dễ tổn thương
+ Van động mạch phổi: Van này cũng ít bị tổn thương hơn
Quy ước trên siêu âm tính độ hở của van tim có bốn mức:
+ Hở van tim ¼: Mức độ nhẹ chưa nguy hiểm, có thể điều trị bằng thuốc mà không cần phẫu thuật.
+ Hở van tim 2/4: Nếu chỉ bị bệnh hở van tim 2 lá trở xuống thì không phải lo lắng nhiều vì đó là chuyện bình thường, chưa phải điều trị mà chỉ cần định kỳ tái khám, theo dõi; ngoại trừ việc hở van tim là hậu quả của những bệnh khác như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim...
+ Hở van tim ¾: Khi van tim bị hở 3/4 trở lên mới phải điều trị tích cực.
+ Hở van tim 4/4: Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên sẽ mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.
Nguyên nhân bệnh hở van tim
Có 2 nguyên nhân dẫn đến bệnh hở van tim
+ Nguyên nhân thứ 1: Do người bệnh bị bệnh tim bẩm sinh. Nếu ngay từ khi sinh ra đã có dị tật bẩm sinh ở tim thì khả năng mắc chứng hở van tim rất cao.
+ Nguyên nhân thứ 2: Là do người bệnh có những bệnh lý mắc phải.
Trong bệnh lý hở van tim do mắc phải (tức là nguyên nhân thứ 2) lại được chia làm 2 dạng bệnh thường gặp: Bệnh lý van tim do hậu thấp (hở van tim sau khi bị thấp khớp thấp tim).
- Bệnh lý van tim do thoái hóa (hở van tim do thoái hóa của tuổi già, hoặc bệnh lý nào đó khiến tim thoái hóa nhanh hơn).
- Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ: Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim… Khi van tim bị hư, các dây chằng và phần cơ giữ van tim bên trong bị đứt dẫn đến bệnh hở van tim.
- Ngoài ra, một số bệnh lý khác hiếm gặp nhưng cũng có thể là nguyên nhân khiến van tim bị hở như bệnh nhân bị phình động mạch chủ cơ tim giãn nở bệnh viêm nội tâm mạc.
Cách trị bệnh hở van tim
Về điều trị, tùy theo nguyên nhân gây hở van tim là gì mà việc điều trị sẽ khác nhau.
Nếu hở van tim do tim bị giãn, khi điều trị tim nhỏ lại sẽ hết tình trạng hở van.
Nếu hở do dây chằng bị dài hoặc bị đứt thì không thể hết, nhất là khi bị đứt thì phải mổ để sửa lại, nhưng vẫn phải điều trị để bệnh không nặng thêm và không dẫn tới suy tim.
Khi bị hở van tim từ 2/4 trở lên, bệnh nhân nên đến bác sĩ tim mạch khám tìm những yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy bệnh nặng thêm để điều trị...
Dấu hiệu bệnh hở van tim
Những bệnh nhân thường có các biểu hiện bệnh hở van tim như:
Nhanh mệt mỏi khi vận động: Người bệnh cảm thấy thiếu năng lượng hay khó theo kịp các bài tập thể dục trong khi trước đây có thể dễ dàng hoàn thành chúng.
Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm thẳng: Rất nhiều người bị hở van tim nói rằng họ cảm thấy không thoải mái khi nằm trên giường. Họ thấy khó hít thở khi nằm thẳng và buộc phải chuyển sang ghế dựa hay kê cao gối khi ngủ.
Nặng ngực, đánh trống ngực, hồi hộp, nhịp tim nhanh
Ho khan: Thường gặp khi hở van 2 lá, 3 lá, nhất là khi thay đổi tư thế, khi nằm hoặc cúi đầu thấp nên phần lớn người bệnh hở van tim ở giai đoạn đầu dễ lầm tưởng bị bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản mãn).
Khi ở giai đoạn bệnh hở van 2 lá: Người bệnh thường bị khó thở, mệt nhiều hơn và ho khan dai dẳng do máu bị ứ lại ở phổi.
Khi ở giai đoạn hở van 3 lá: Phần lớn không gây triệu chứng, khi hở nặng có thể thấy tĩnh mạch cổ nổi, phù đặc biệt ở các chi do máu ứ tại tĩnh mạch
khi bị hở van động mạch chủ: Khi van này bị hở cho dù mức độ nhẹ, người bệnh vẫn gặp phải tình trạng mệt mỏi và nặng ngực, đau tức ngực, dễ choáng ngất.
khi bị hở van động mạch phổi: Hầu hết không có dấu hiệu rõ rệt cho đến khi van bị hở nặng kèm tăng áp phổi hoặc hở kèm các van khác.
Bệnh hở van tim nên ăn gì?
Thức ăn giàu vitamin và khoáng chất
Các loại rau xanh, trái cây tươi như cải bắp, ổi, nho, bưởi… có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp chống oxy hoá, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể và ngăn ngừa hở van tim tiến triển.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc từ thực vật gồm 2 loại: Chất xơ hoà tan trong nước và chất xơ không tan trong nước.
+ Chất xơ tan trong nước có nhiều trong các loại hạt như: Đậu nành, rau, trái cây, đậu tây...có tác dụng làm giảm cholesterol, giúp phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ do hở van tim gây nên.
+ Chất xơ không hoà tan trong nước: Có nhiều các thực phẩm từ cám lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, rau quả. Tuy những thực phẩm này không có tác dụng trực tiếp lên van tim, nhưng giúp cung cấp nguồn chất dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho sức khỏe.
Vì vậy người bệnh hở van tim nên ăn những loại thực phẩm có đủ hai loại chất xơ này. Nhu cầu chất xơ khuyến nghị cho người Việt Nam ít nhất là 20 – 25g/người/ngày.
Thực phẩm giàu kali
Một số trường hợp hở van tim nặng có thể phải dùng đến thuốc lợi tiểu, làm giảm kali máu. Khi đó việc bổ sung kali trong bệnh hở van tim là rất cần thiết. Bạn có thể tìm thấy nguồn kali tuyệt vời ở trong chuối, mận chín, lê, cam, nho, các loại rau họ cải (súp lơ, cải bó xôi)…
Tuy nhiên, với những người bệnh đã phẫu thuật van tim và đang được dùng các loại thuốc chống đông máu kháng vitamin K thì cần phải đặc biệt lưu ý hạn chế các loại rau xanh lá, không nên ăn các loại rau họ cải, bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Sử dụng chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa là loại chất béo tốt, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giúp giảm rủi ro biến chứng do bệnh hở van tim gây nên.
Thực phẩm có chứa nhiều chất béo không bão hòa như: dầu oliu, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân,... Đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều omega 3: các loại cá, nhiều nhất là ở cá hồi, còn có tác dụng ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông, làm giảm nguy cơ gây nhồi máu cơ tim ở người bệnh hở van tim.
Bệnh hở van tim không nên ăn gì?
Không ăn chất béo bão hòa và chất béo trans
Chất béo bão hòa có trong mỡ động vật, bơ, sữa, phô mai, kể cả dầu thực vật là dầu dừa, dầu cọ. Các chất béo dạng trans có nhiều trong thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn...
Các chất này làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, dẫn đến hình thành những mảng xơ vữa ở mạch vành, gây nên những biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.
Chế độ ăn giảm muối
Ăn nhiều muối có thể dẫn đến tăng huyết áp, làm tăng gánh nặng cho tim và thúc đẩy bệnh hở van tim nặng lên.
Người bệnh chỉ nên ăn khoảng 2-4g muối và hạn chế ăn muối càng nhiều càng tốt.
Loại bỏ chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, cà phê gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh, trong đó có hệ thống thần kinh tim gây rối loạn nhịp tim khiến tình trạng hở van tim ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh hở van tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do bẩm sinh đã bị mắc phải hoặc do các yếu tố khác gây nên. Nếu bị mắc bệnh hở van tim bạn cần có một chế độ ăn uống, làm việc và luyện tập phù hợp. Nên điều trị theo chuyên khoa và nếu ở giai đoạn từ ¾ thì nên làm phẫu thuật sớm.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....