Bệnh giảm tiểu cầu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nội dung bài viết
Bệnh giảm tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể (tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu). Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ.
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhờ các tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ.
Bệnh giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm do một số nguyên nhân khác nhau. Khi số lượng tiểu cầu giảm thì quá trình đông máu không được thực hiện và gây nên tình trạng xuất huyết.
Bệnh giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Mặc dù số lượng giảm nhưng chất năng của chúng vẫn được giữ nguyên vẹn, nếu bị giảm tiểu cầu nhẹ sẽ gây xuất huyết dưới da, nặng hơn có thể gây nên tình trạng xuất huyết nặng.
Ở trẻ nhỏ, khả năng xuất huyết nội sọ, xuất huyết màng não dẫn tới tử vong vô cùng lớn.
Ngoài ra phải kể đến các biến chứng như tràn dịch màng phổi, viêm phổi, viêm dạ dày, tiểu đường...
Dấu hiệu của bệnh giảm tiểu cầu
Giảm tiểu cầu nhẹ thường không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi xét nghiệm huyết đồ.
Giảm tiểu cầu nặng (có dưới 20.000 tiểu cầu/ microlit) có thể biểu hiện bằng chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, hoặc ra huyết nhiều lúc hành kinh.
Chảy máu tự phát có thể xảy ra khi giảm tiểu cầu nặng, thường gặp xuất huyết dưới da hoặc ở niêm mạc miệng, niêm mạc ống tiêu hoá, niêm mạc mũi, hầu, họng.
Bệnh nhân có thể gặp những nốt xuất huyết giảm tiểu cầu, đó là các vết xuất huyết nhỏ bằng đầu kim, màu đỏ, phẳng, quan sát thấy dưới da ở những vùng thấp của cơ thể (như ở hai cẳng chân) do tăng áp suất vì trọng lực. Đây chính là hậu quả xuất huyết ở các mao mạch dưới da hoặc niêm mạc. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu có thể do hội tụ các nốt xuất huyết.
Nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu
Bệnh có thể xay ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người trẻ tuổi. Giảm tiểu cầu thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Nguyên nhân bệnh được xếp vào ba nhóm:
Giảm sản xuất tiểu cầu: Do cơ thể nhiễm siêu vi ảnh hưởng đến tuỷ xương (rubella, quai bị, thuỷ đậu, nhiễm HIV…), các thuốc hoá trị ung thư, uống rượu kéo dài hoặc thiết vitamin B12 và axit folic cũng là nguyên nhân làm tuỷ xương ko sản xuất đủ tiểu cầu cho cơ thể.
Tiểu cầu mắc kẹt: Lá lách có thể bị ảnh hưởng bởi một rối loạn và mất khả năng chống lại nhiễm trùng và loại trừ các chất có hại trong máu. Khi lách to, nó có thể giữ quá nhiều tiểu cầu gây giảm tiểu cầu trong dòng máu.
Vỡ tiểu cầu: Các bệnh lý gây vỡ tiểu cầu như giảm tiểu cầu miễn dịch, vi khuẩn trong máu, mang thai…
Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không là thắc mắc của nhiều người. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải nan y. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh cần được theo dõi và điều trị lâu dài tại các chuyên khoa huyết học của bệnh viện.
Nếu số lượng tiểu cầu thấp quá nhiều, bệnh nhân có thể được chỉ định truyền tiểu cầu hoặc máu để bù đắp số tiểu cầu mất đi, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật lá lách khi cần thiết.
Vì hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị triệt để căn bệnh giảm tiểu cầu vô căn, do đó bệnh nhân phải sống chung với nó cả đời kèm theo các phương pháp điều trị trong thời gian dài.
Cách để làm tăng lượng tiểu cầu một cách tự nhiên
Cùng với các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể tăng lượng tiểu cầu bằng các phương pháp tự nhiên như sau:
Áp dụng chế độ ăn uống đa dạng, giàu thực phẩm có lợi cho sức khoẻ
Bệnh giảm tiểu cầu nên ăn gì để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh được rất nhiều người quan tâm.
Đối với bệnh nhân, bạn nên chọn cho mình một chế độ ăn nhiều rau củ quả, tăng cường protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tiêu thụ chất béo, tinh bột, đường, thức ăn chế biến sẵn, rượu, bia…
Lưu ý nên sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu, khi ăn nên nhai kỹ, tránh đồ ăn cứng gây tổn thương niêm mạc. Sử dụng nước ấm tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc miệng và niêm mạc hệ tiêu hoá.
Những thực phẩm giàu vitamin C, K, B9, omega – 3 vừa có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, vừa có tác dụng hỗ trợ tiểu cầu thực hiện chức năng đông máu của mình. Các loại thực phẩm như cam, bưởi, ớt chuông, bông cải xanh… được khuyên dùng cho người giảm tiểu cầu.
Lựa chọn các môn thể thao tăng cường sức khoẻ
Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện sức khoẻ để chúng ta lựa chọn môn thể thao phù hợp, bơi lội và đi bộ được khuyến khích cho người bệnh giảm tiểu cầu.
Không nên tập các môn thể thao quá mạnh, tập quá sức khiến bạn mệt mỏi và dễ gặp chấn thương.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Cơ thể được bổ sung đủ nước sẽ thực hiện chức năng tốt hơn, từ đó giúp quá trình hình thành tiểu cầu diễn ra thuận lợi hơn.
Trung bình nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Ngoài ra, khi mắc bệnh tiểu cầu chúng ta tránh làm việc hoặc thức quá khuya, cơ thể cần thời gian nghỉ ngơi dài để hồi phục và nạp năng lượng cần thiết.
Điều trị bệnh giảm tiểu cầu bằng đông y
Ngoài phương pháp điều trị bằng y học hiện đại, chúng ta có thể kết hợp với các bài thuốc chữa giảm tiểu cầu bằng đông y thông dụng và hiệu quả.
Đạo táo, lá sen: Cho các vị thuốc vào nước sau đó sắc cô đặc, để nguội sử dụng trong ngày, mỗi ngày khoảng 100ml là đủ.
Tam thất, thiên thảo, ngó sen, sinh địa, kỷ tử, bạch mao căn, hạt sen, thạch cao: sắc lấy nước uống trong ngày để điều trị các vết bầm tím gây ra do bệnh giảm tiểu cầu trong máu.
Gan lợn, ngâm nhĩ, lá sung, tía tô tất cả đem đi rửa sạch, trộn đều hỗn hợp rồi hấp chín, món ăn này có thể sử dụng thường xuyên.
Gà đen, hoàng kỳ, măng tươi: Gà làm sạch bỏ phần nội tạng, cho hoàng kỳ, măng tươi, muối, ít gừng hầm cho đến khi chín nhừ thì lấy ra sử dụng khi còn nóng.
Hoa kim châm chữa bệnh giảm tiểu cầu: Dùng hoa tươi hoặc khô sắc lấy nước uống hằng ngày. Ngoài ra, bạn có thể lấy hoa kim châm nấu canh với thịt bằm hoặc nhúng lẩu… vừa có tác dụng bổ máu, vừa mang lại nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ.
Bệnh giảm tiểu cầu là một trong ba bệnh lý nguy hiểm nhất về máu. Vì vậy chúng ta cần chú ý tới các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Kết hợp các biện pháp điều trị bệnh của bác sĩ cùng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học là phương pháp tốt nhất để điều trị căn bệnh này.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....