Bệnh dịch do virus RSV tấn công trẻ nhỏ, nhiều bé hắt hơi sổ mũi vài hôm đã chuyển nặng
Tại khoa Nhi – Bệnh viện Thanh Nhàn 1-2 tuần gần đây số bệnh nhân nhi nhập viện vì viêm đường hô hấp gia tăng, trong đó số trẻ được xác định nhiễm virus RSV chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với thời điểm bình thường.
Hiện ở khoa có hơn 80 bệnh nhân điều trị viêm đường hô hấp thì tới 12 bé được xác định mắc RSV, đa phần là trẻ nhỏ dưới 1 tháng hoặc 2 tháng tuổi, 2 bé phải thở máy vì nhiễm RSV nặng.
Thông tin đến báo chí chiều 4-4, bác sĩ Nghiêm Thị Mai San, Phó trưởng Khoa Nhi - Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trẻ nhiễm virus RSV thường có những biểu hiện đầu tiên ở đường hô hấp, tương tự triệu chứng cảm lạnh là ho khan, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi. Những trẻ đến viện khám thường đã có biểu hiện thở khò khè, một số trẻ suy hô hấp.
Đáng chú ý, bệnh do RSV tiến triển rất nhanh, nhiều trẻ nhỏ chỉ biểu hiện hắt hơi, sổ mũi một vài hôm đã chuyển nặng thành viêm phổi, phải nhập viện điều trị, một số trường hợp rất nặng phải thở oxy, thở máy… Vì thế, bệnh viện phải bố trí khu vực riêng để điều trị cho các bệnh nhân này.
Theo bác sĩ San, virus RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp là một loại virus gây bệnh truyền nhiễm tại đường hô hấp và phổi phổ biến nhất ở trẻ em. RSV thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa Đông Xuân, năm nay dịch xuất hiện muộn hơn nhưng đang tăng cao.
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, khi người bị bệnh ho hoặc hắt hơi sẽ phát tán virus ra môi trường. Trẻ em thường tiếp xúc và bị nhiễm virus RSV ở môi trường bên ngoài như ở trường học, khu vui chơi hoặc nơi công cộng... Sau đó, trẻ có thể truyền virus cho các thành viên khác trong gia đình.
Trẻ nhiễm virus RSV thường có những biểu hiện đầu tiên ở đường hô hấp, tương tự triệu chứng cảm lạnh là ho khan, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể có các dấu hiệu nặng như sốt cao khó hạ, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, trẻ quấy khóc…
Bác sĩ Nghiêm Thị Mai San khuyến cáo, để phòng bệnh, phụ huynh cần chú ý giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát; vệ sinh mũi họng, thân thể, rửa tay cho trẻ thường xuyên.
Khi trẻ ra ngoài, cần cho đeo khẩu trang, giữ ấm, tránh tiếp xúc với người bị ốm. Khi trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh về đường hô hấp, cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.