Bệnh chảy máu cam ở trẻ em: Càng xem nhẹ, biến chứng càng nguy hiểm
Nội dung bài viết
Chảy máu cam hay chảy máu mũi ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một hiện tượng thông thường do cơ thể trẻ bị thiếu chất gây ra và không phải bệnh nặng. Tuy nhiên bệnh chảy máu cam ở trẻ em thực sự không thể xem nhẹ bởi chúng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu về bệnh chảy máu cam ở trẻ em
Mặc dù là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em nhưng nhiều người lớn vẫn chưa có cách hiểu thực sự đầy đủ nhất về căn bệnh này. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều cha mẹ vẫn cứ tin rằng bệnh chảy máu cam ở trẻ em chỉ là một bệnh lý bình thường.
Bệnh chảy máu cam ở trẻ em là bệnh gì?
Chảy máu cam ở trẻ em hay còn được gọi chảy máu mũi là tình trạng xuất hiện ở trẻ khi các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị vỡ, gây chảy máu. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 10 tuổi và thường xảy ra nhiều vào buổi sáng.
Chảy máu cam ở trẻ em thường được chia thành 2 loại: Chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.
Chảy máu mũi trước
Sẽ chiếm đa số (90%) các trường hợp trẻ bị chảy máu cam. Đám rối Kieselbach ở bên dưới của vách ngăn mũi chính là nơi dễ bị tổn thương nhất vì tập trung rất nhiều mạch máu nhỏ.
Những mạch máu này dễ bị vỡ ra, gây chảy máu nếu như bị tổn thương cục bộ bằng những hành động như: Day mũi, ngoáy mũi, hoặc hắt hơi quá nhiều.
Chảy máu mũi trước sẽ thường chỉ chảy một bên và chảy về phía trước. Máu sẽ chảy lâu hơn tuy nhiên khối lượng sẽ không nhiều. Máu sẽ ngừng chảy nếu được áp dụng các biện pháp sơ cứu kịp thời.
Nhẹ nhất thì chỉ cần bế trẻ, để trẻ ngửa đầu ra phía trước, bóp chặt cánh mũi lại, giữ nguyên tư thế khoảng 5 đến 10 phút là máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp nặng phải tới cơ sở y tế nhờ can thiệp chứ không được tự ý sơ cứu tại nhà.
Chảy máu mũi sau
Chảy máu mũi sau sẽ chiếm 10% còn lại và liên quan đến những mạch máu ở sâu bên trong mũi. Tuy nhiên tình trạng chảy máu mũi sau này rất ít xuất hiện ở lứa tuổi trẻ em mà thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Máu sẽ chảy ở cả hai bên mũi, chảy ngược ra phía sau và đi nhiều xuống hỏng. Nếu không kiểm soát kịp sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở trẻ em là gì?
Theo Đông y, nguyên nhân bệnh chảy máu cam ở trẻ em sẽ được chia thành 2 nguyên nhân chính: Nguyên nhân nội nhân và nguyên nhân ngoại nhân.
Nguyên nhân nội nhân
Bệnh chảy máu cam ở trẻ em xuất hiện do chức năng gan thận bị suy yếu. Chất độc trong cơ thể không được thanh lọc, tích tụ lại thường gọi là hiện tượng tích nhiệt. Tích nhiệt nhiều ở đâu thì ở đó sẽ có bệnh.
Thánh Y Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói trong y thư rằng: "Nhiệt tích trong cơ thể, khi nhiệt trong cở thể lên cao sẽ làm Bức Huyết Vọng Hành, làm cho mạch máu vỡ ra gây xuất huyết, chảy máu cam, đi ngoài ra máu hoặc ho ra máu".
Nguyên nhân ngoại nhân
Có rất nhiều yếu tố ngoại nhân gây ra hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em.
Có thể do cơ thể trẻ sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh kéo dài trong thời gian điều trị bệnh. Cơ thể nóng, tích nhiệt càng dễ xảy ra bệnh chảy máu cam.
Chế độ ăn uống của trẻ thiếu khoa học. Trẻ không ăn rau củ, hoa quả, uống nước mà thường xuyên ăn đồ nóng, đồ chiên rán, bánh kẹo, nước ngọt. Chất béo, chất đạm không thể chuyển hóa kịp sẽ tích tụ trong cơ thể trẻ nên sinh nhiệt. Cơ thể trẻ lúc nào cũng sẽ cảm thấy nóng nực, khó chịu, sinh ra hiện tượng chảy máu cam.
Khu vực sống cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chảy máu cam cho trẻ. Không khí ô nhiễm, lẫn nhiều khói bụi. Kèm theo đó là thời tiết thay đổi, quá nóng bức hoặc hanh khổ cũng sẽ khiến các cơ quan hô hấp hoạt động nhiều hơn, sinh nhiệt trong cơ thể trẻ.
Một số trẻ mắc các bệnh dị ứng hay bị nhiễm trùng mũi, họng cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Với những trẻ chảy máu cam do bệnh lý, cha mẹ sẽ phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Bởi những trẻ này sẽ thường có tỉ lệ chảy máu cam cao hơn so với những trẻ khác.
Nhiều trẻ có thói quen ngoáy mũi hoặc khi nô đùa, nhét dị vật cứng vào mũi cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu cam. Một số ít khác các bé có khối u lành tính hoặc ác tính trong khoang mũi cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu cam. Tuy nhiên đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp nhưng cũng không thể xem nhẹ.
Trẻ bị chảy máu cam, khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Chảy máu cam ở trẻ em có nguy hiểm không và trẻ bị chảy máu cam, khi nào nên đi gặp bác sĩ đều là những câu hỏi mà cha mẹ nào cũng quan tâm.
Chảy máu cam ở trẻ em nhiều người lớn vẫn nghĩ là không nguy hiểm. Có lẽ đúng nếu trẻ bị chảy máu mũi trước, rất ít khi bị hoặc chỉ chảy máu trong 1 thời gian rất ngắn và máu được cầm sau khi sơ cứu.
Tuy nhiên nếu trẻ chảy máu cam trong những trường hợp sau thì người lớn nhất định không thể xem nhẹ. Bạn sẽ phải đưa trẻ đi kiểm tra ngay, để lâu sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm:
- Sau khi đã áp dụng các biện pháp sơ cứu suốt 20 phút nhưng máu vẫn chảy ra từ mũi trẻ.
- Trẻ thường xuyên bị chảy máu trong một khoảng thời gian ngắn.
- Lượng máu chảy một lần khá nhiều hoặc chảy nhanh đến mức phải tới cơ sở y tế để cầm máu.
- Trẻ bị chảy máu cam do va đập mạnh như bị ngã úp mặt xuống vật cứng hoặc bị đấm mạnh vào mặt.
- Trẻ biếng ăn, người gầy yếu, hay kêu chóng mặt.
- Trẻ có hiện tượng chảy máu mũi sau, máu chảy xuống họng.
Cách chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em
Bệnh chảy máu cam ở trẻ em là một bệnh dễ phòng tránh nếu cha mẹ chú ý bảo vệ sức khỏe cho con.
Cần vệ sinh mũi cho trẻ 1 đến 2/tuần bằng nước muối sinh lý để phòng ngừa các bệnh về viêm mũi, xoang mũi. Không cần phải vệ sinh quá nhiều lần bởi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi có tác dụng bảo vệ sẽ mất đi. Mũi trẻ sẽ càng dễ bị khô, nhiễm khuẩn nhất là khi thời tiết thay đổi, nhiều khói bụi.
Khi tiết trời hanh khô, bạn có thể bôi 1 lớp vaseline vào phần trước của vách mũi của trẻ để giữ ẩm. Cha mẹ cũng cần nhớ cho trẻ uống đủ nước và giữ độ ẩm của cơ thể cân bằng với độ ẩm của môi trường. Chế độ dinh dưỡng của trẻ ngoài chất đạm, chất béo thì cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề sáng của cơ thể.
Nếu trẻ có hiện tượng chảy máu cam bất thường thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân gây bệnh sớm nhất.
Biện pháp sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam: Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ chỉ cần bình tĩnh bế trẻ đặt lên đùi mình. Lấy ngón tay hơi đè lên cánh mũi của trẻ, ngửa đầu trẻ về phía trước một chút và giữ nguyên tư thế khoảng 5 đến 10 phút để máu ngừng chảy.
Sau khi trẻ đã ngừng chảy máu cam, cần để trẻ nghỉ ngơi và bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Bệnh chảy máu cam ở trẻ em cha mẹ tuyệt đối không thể chủ quan mà bỏ qua. Hãy chú ý tới những biểu hiện của bệnh để tìm cách điều trị nhanh nhất, hợp lý nhất cho trẻ. Đừng vì sự chủ quan để xảy ra sai lầm đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...