Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và triệu chứng
Nội dung bài viết
Bạch hầu là bệnh lý nhiễm độc, nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn bạch hầu. Bệnh có khả năng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Các triệu chứng của bệnh bạch hầu cũng khá giống với cảm lạnh, do đó nhiều người thường nhầm lẫn và không phát hiện ra. Vậy bệnh bạch hầu có nguy hiểm không? Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Bệnh bạch hầu sẽ gây nên những biến chứng gì? Mời bạn cùng Phunugiadinh tìm hiểu!
Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở mũi, thanh quản, hầu họng và tuyến hạnh nhân. Bệnh thường xuất hiện ở da, màng niêm mạc như kết mạc mắt, kể cả bộ phận sinh dục. Đây vừa là bệnh nhiễm trùng, vừa là bệnh nhiễm độc, gồm các tổn thương nặng chủ yếu là do độc tố từ vi khuẩn bạch hầu.
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Vi khuẩn bạch hầu từ những mảng trắng sẽ tiết ra độc tố, gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu, thay đổi giọng nói, ăn uống khó nuốt, lú lẫn. Nặng hơn nữa, người bệnh sẽ lâm vào tình trạng hôn mê, dẫn đến tử vong. sau đó tử vong.
Một số trường hợp bệnh nhân bị biến chứng thành viêm cơ tim hoặc viêm dây thần kinh ngoại biên rất nguy hiểm. Những người không tiêm phòng bệnh hoặc không kịp thời điều trị thì 10% số bệnh nhân sẽ tử vong cho dù có dùng thuốc kháng sinh hay thuốc chống huyết thanh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch hầu
Tác nhân chính gây ra bệnh bạch hầu chính là vi khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Loại vi khuẩn này có 3 loại là Intermedius, Gravis và Mitis. Chúng tiết ra loại độc tố làm tổn thương các tổ chức và các bộ phận bên trong cơ thể con người.
Ổ chứa những con vi khuẩn đáng ghét này nằm trong cơ thể người bệnh và cả những người bình thường nhưng mang vi khuẩn. Có thể nói đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn lan truyền bệnh. Vi khuẩn bạch hầu ảnh hưởng nhiều nhất tới mũi và họng. Một khi đã bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào máu, tạo nên các lớp màng dày, có màu xám ở mũi, họng, lưỡi và đường thở.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao gồm:
- Người không tiêm phòng đầy đủ, đúng cách.
- Đi du lịch tới một đất nước không được tiêm phòng vắc-xin bạch hầu.
- Sống trong môi trường bẩn thỉu, chật hẹp, đông đúc.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu
Trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm khuẩn bạch hầu, có nhiều triệu chứng sẽ xuất hiện. Một số bệnh nhân sẽ không có biểu hiện triệu chứng gì, trong khi một vài người khác lại xuất hiện một số biểu hiện nhẹ và có thể nhầm tưởng là bị cảm lạnh thông thường.
Triệu chứng dễ nhìn thấy nhất đồng thời thường gặp nhất chính là hình thành các mảng màu xám và dày ở amidan và họng. Một số triệu chứng khác cũng khá phổ biến bao gồm:
- Sốt, ớn lạnh;
- Các tuyến ở cổ sưng lên;
- Ho sang sảng, liên tục;
- Viêm họng, sưng họng;
- Da xanh tái;
- Nước dãi tự nhiên chảy ra;
Bên cạnh đó, khi bệnh tiến triển nặng, một số triệu chứng khác có thể xảy ra như:
- Khó nuốt thức ăn, đồ uống;
- Khó thở;
- Thị lực suy giảm;
- Giọng nói thay đổi, nói lắp, không rõ tiếng;
- Một số dấu hiệu sốc như da tái và lạnh, toát mồ hôi, tim đập nhanh.
Diễn biến và biến chứng bệnh bạch hầu
Khi bệnh bạch hầu nặng hơn, bên trong amidan và cổ họng của bệnh nhân sẽ xuất hiện những lớp màng dày, có màu trắng xám, mọc thành từng đám lớn. Điều này khiến bệnh nhân có cảm giác bị tắc nghẽn đường hô hấp, bị ho khan mà không hiểu lý do vì sao.
Khi trẻ em bị mắc bệnh bạch hầu mà không được phát hiện sớm cũng như được điều trị kịp thời thì có nguy cơ viêm cơ tinh, hệ thần kinh bị tổn thương, trụy tim mạch đột ngột, dẫn đến tử vong. Một số bệnh nhân biến chứng thành viêm cơ tim, viêm van tim, dẫn đến bệnh viêm mãn tính, suy tim. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể khiến thận bị thoái hóa, hoại tử ống thận, vỏ thượng thận và lớp tủy bị tổn thương và chảy máu.
Trong trường hợp bệnh nặng mà không có biểu hiện sốt cao nhưng lại có triệu chứng sưng to ở cổ, giọng khàn, thở khó, nhịp tim rối loạn, dẫn tới tình trạng tê liệt toàn thân. Bệnh hoàn toàn có khả năng gia tăng, phát triển nghiêm trọng, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao trong vòng từ 6-10 ngày.
Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng;
- Che miệng khi hắt hơi hoặc ho;
- Hàng ngày, vệ sinh sạch sẽ cơ thể, mũi, họng;
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh bạch hầu hoặc có biểu hiện mắc bệnh;
- Đảm bảo không gian sống, nhà trẻ, lớp học luôn sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng;
- Người có dấu hiệu mắc bệnh cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để thăm khám, kịp thời điều trị.
- Người dân ở trong ổ dịch nghiêm túc chấp hành việc tiêm vắc xin và uống thuốc phòng bệnh theo yêu cầu của bộ y tế.
Qua đây, bạn đã biết bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào rồi chứ? Tuy bệnh rất nguy hiểm nhưng cách phòng bệnh rất dễ dàng. Hãy tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu ngay để luôn khỏe mạnh!
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....