Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào? Một số triệu chứng ban đầu khi phát hiện bệnh?
Được biết, bệnh bạch hầu là căn bệnh có khả năng tử vong khá cao do người nhiễm bệnh lơ là bỏ qua thời gian đầu điều trị bệnh.
Bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, da, các màng niêm mạc khác như kết mạc thậm chí là bộ phận sinh dục. Các ca bệnh lâm sàng có thể dễ dàng nhận thấy như:
Viêm họng, mũi, thanh quản với biểu hiện họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ người bệnh.
Người bệnh khi khám thấy giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh vùng viêm, nếu bị bong tróc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.
Bạch hầu thanh quản là thể bệnh bạch hầu nặng nhất ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc. Bên cạnh đó còn có biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Trường hợp bạch hầu thanh quản nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% ca mắc bệnh.
Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào?
Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.
Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Vì vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân đã có thể lây nhiễm cho người khác.
Những triệu chứng ban đầu của bệnh bạch hầu
Quá trình mắc bệnh, sau 2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hành hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giác mạc của người bệnh dài, dễ chảy máu và dính.
Có thể nói đây là dấu hiệu điển hình và quan trọng nhất để nhận biết bệnh bạch hầu. Bên cạnh đó người bệnh có dấu hiệu khó nuốt, khó thở. Thời gian 6-10 ngày là thời điểm quan trọng để điều trị hoặc có thể khỏi hoặc trở nên trầm trọng, thậm chí là gây ra tử vong. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sung to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng, liệt dần…
Các trường hợp người bệnh mắc bệnh bạch hầu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng sẽ dẫn đến các biến chứng viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, dẫn truyền cơ tim, đột ngột trụy tim mạch và cuối cùng dẫn đến nguy cơ tử vong nhanh chóng. Người bệnh cũng có thể bị viêm cơ tim và van tim, sau thời gian sẽ chuyển thành bệnh tim mãn tính, suy tim. Ngoài ra, người bệnh bạch hầu cũng có thể bị thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy, vỏ thượng thận do bệnh bạch hầu biến chứng.
Bí quyết dân gian chữa nhanh cảm lạnh thông thường được nhiều người yêu thích
Đối với một số người, thuốc men là biện pháp cuối cùng vì họ tin rằng các biện pháp khắc...
Mùa lạnh kéo theo loạt bệnh hô hấp, bí quyết đánh bại cảm cúm, ho khan đơn giản ai cũng...
Các vấn đề như ho, cảm lạnh và đau họng thường xảy ra vào mùa đông. Vấn đề này xảy...
Vì sao đau nhức xương khớp vào mùa lạnh? Chuyên gia lý giải nguyên nhân
Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia về lý do tại sao chúng ta thường đau cơ xương...
Người đàn ông có dấu hiệu đột quỵ nhẹ nhưng không nhận ra
Chỉ vài giờ sau khi xuất viện, người bệnh lại xuất hiện các triệu chứng yếu chân tay, méo miệng...