Bé trai 5 ngày tuổi bị phỏng nước dày đặc toàn thân do lây thủy đậu từ mẹ, bác sĩ khuyên làm ngay điều này để tránh lây nhiễm, biến chứng
Theo báo Người Lao Động đưa tin, ngày 15-7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết các bác sĩ Khoa Nhi đã tiếp nhận 2 bệnh nhân sơ sinh mắc thủy đậu. Cả 2 bệnh nhân đều lây bệnh từ mẹ.
Trường hợp thứ nhất là bé trai 5 ngày tuổi, ở Hà Nội. Mẹ bé phát hiện bị thủy đậu vào ngày thứ 3 sau khi sinh và đã cách ly ngay với con.
Tuy nhiên, ngày thứ 5 sau khi chào đời, bé bắt đầu xuất hiện những biểu hiện của thủy đậu như nốt phát ban và phỏng nước toàn thân. Sau điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, không để lại biến chứng.
Trường hợp thứ 2 là bé trai 2 tháng tuổi, ở Hà Nội. Cách thời điểm vào viện 3 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện nhiều nốt phỏng nước lan khắp mặt, toàn thân kèm theo ho, khò khè, sốt nhẹ. Khi vào viện, bé có tình trạng viêm phổi, kèm theo ban phỏng nước toàn thân.
Chia sẻ trên báo Người Đưa Tin, bác sĩ Trang cho biết, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, trên lâm sàng bệnh có biểu hiện sốt, phát ban phỏng nước trên da, ban có ngứa. Hầu hết bệnh thường diễn biến lành tính, tuy nhiên có thể có một số biến chứng nhất là người suy giảm miễn dịch (đang mắc ung thư, điều trị hóa chất, dùng thuốc ức chế miễn dịch), trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính.
Theo bác sĩ Trang, thời gian ủ bệnh thông thường của thủy đậu trung bình là 10-14 ngày. Khi trẻ sơ sinh mắc thủy đậu, gia đình cần cho nhập viện sớm để được theo dõi và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng như viêm gan, viêm phổi hoặc viêm não do sức đề kháng của các bé còn yếu.
Bác sĩ Trang khuyến cáo, khi phát hiện trẻ trong giai đoạn sơ sinh mắc thủy đậu, cha mẹ nên đưa con đến khám sớm tại các cơ sở Y tế, không tự điều trị tại nhà. Nếu mẹ bị mắc thủy đậu trong giai đoạn đang cho con bú thì cần vệ sinh sạch sẽ bàn tay thường xuyên, đeo khẩu trang để tránh vi khuẩn lây trực tiếp qua giọt bắn (nói chuyện, ho hắt hơi) hay dịch tiết từ nốt phỏng nước.
Đặc biệt, khi phát hiện trẻ dưới 6 tháng tuổi mắc thủy đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất để con được dùng thuốc kháng vi rút trong khung giờ vàng là 24 đến 48 giờ đầu. Nếu dùng thuốc kháng vi rút muộn hơn 24-48 giờ thì phát ban của trẻ dễ bị biến chứng nặng hơn và nhiều hơn.
Bác sĩ Trang cũng nhấn mạnh tiêm vắc-xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và lâu dài nhất. Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm phòng vắc-xin, cần tiêm phòng sớm trong vòng 5 ngày sau đó.
Khuyến cáo phòng bệnh thủy đậu chung của Bộ Y tế:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
- Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...