Bé trai 4 tháng tuổi suy hô hấp bị bỏ rơi ở cổng chùa, những nguyên nhân khiến trẻ bị suy hô hấp mẹ nên biết
Đứa bé 4 tháng tuổi bị bỏ rơi
Cháu bé giới tính nam, khoảng 4 tháng tuổi, được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn lúc 12h33 phút ngày 10/11. Khi nhập viện, bé có tình trạng xanh tím, thở yếu, hạ thân nhiệt. Cháu đã mổ hậu môn nhân tạo, bị dị tật tay, tai, mắt trái, thể trạng suy dinh dưỡng.
Theo thông tin tiếp nhận ban đầu, bệnh nhi là trẻ bị bỏ rơi tại cổng chùa, trên người chỉ có một bộ quần áo, một ít tiền mặt và thư tay của người mẹ. Trong lá thư, người mẹ chia sẻ hoàn cảnh khó khăn, mong muốn con nhận được sự quan tâm, giúp đỡ để có một tương lai tươi sáng hơn.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị suy hô hấp nặng, đa dị tật, hậu môn nhân tạo, suy dinh dưỡng. Hiện tại, bệnh nhi được truyền máu, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, ăn sonde dạ dày nâng cao thể trạng, chăm sóc hậu môn nhân tạo. Các bác sĩ đang tiếp tục thực hiện thêm xét nghiệm cận lâm sàng và hội chẩn để sàng lọc các nguy cơ cho cháu bé.
Bé được các y bác sĩ đặt tên là Lương Đức Hùng, thay cho chữ ‘vô danh’ trong bệnh án. Tên này thể hiện mong ước con sẽ mạnh mẽ, anh hùng vượt qua bệnh tật.
Trả lời trên báo Vietnamnet: Theo bác sĩ Thái Bằng Giang, trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, các em bé bị bỏ rơi thường nhập viện với tình trạng rất nặng bởi điều kiện môi trường bên ngoài khiến các con dễ bị nhiễm khuẩn nặng, nhiễm trùng máu, hạ thân nhiệt, tổn thương tất cả cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp.
Sau khi điều trị khỏi, các bệnh nhi sẽ được xác nhận tình trạng bỏ rơi bởi lãnh đạo bệnh viện, công an phường, UBND phường. Sau đó, những đơn vị này sẽ chuyển bé lên trung tâm bảo trợ trẻ em.
Một số nguyên nhân khiến trẻ em bị suy hô hấp
Di truyền: Người mẹ có tiền sử sinh non bị suy hô hấp thì tỉ lệ con thứ 2 bị suy hô hấp chiếm tới 90%. Theo nghiên cứu thì căn bệnh suy hô hấp sơ sinh chiếm tỷ lệ cao ở người da trắng; trẻ nam dễ bị và bị nặng hơn trẻ nữ.
Trẻ sinh non tháng: Trẻ sinh non tháng thường có hệ hô hấp chưa thực sự hoàn thiện nên tỷ lệ trẻ bị suy hô hấp cũng cao hơn trẻ sinh đủ tháng.
Do cảm lạnh, nhiễm khuẩn, COPD (tắc nghẽn phổi mãn tính)
Cơ thể bị hen suyễn, dị ứng với thời tiết, môi trường hoặc phấn hoa cũng sẽ dẫn đến tình trạng suy hô hấp.
Môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là bụi mịn cũng là nguyên nhân khiến hệ hô hấp của trẻ bị suy yếu, gây ra biến chứng suy hô hấp.
Khi trẻ có các biểu hiện: khó thở, nhất là ở tư thế đứng, ho dai dẳng, ho ra máu… cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...