Bé trai 2 tuổi suýt bị hoại tử ruột vì 2 viên bi ‘đi lạc’ vào bụng suốt 6 tháng, bố mẹ chăm con cần chú ý điều gì
Tại bệnh viện người mẹ chết lặng khi biết được đứa con yêu quý của mình đã nuốt phải dị vật.
Bé 2 tuổi nuốt 2 bi nam châm
Theo thông tin từ trang Tienphong.vn: Ngày 26/11, Bệnh viện Nhi đồng TP cho biết, vừa phẫu thuật gắp ra ngoài 2 viên bi nam châm bị ghim chặt trong mạc treo ruột non để cứu bé trai tên N.B.Q (22 tháng tuổi, quê Đồng Nai).
Trước đó 1 tuần, khi thấy bé có triệu chứng ho đờm, dần sốt cao, ói và tiêu lỏng từng đợt, quấy khóc nhiều, bú kém, người nhà đã đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
Tại BV, bé được điều trị viêm hô hấp và rối loạn tiêu hóa nhiều ngày nhưng không đỡ, bé được chụp X-Quang kiểm tra thì phát hiện 2 dị vật nằm gói gọn trong lòng bụng, khu vực ruột non.
Theo chia sẻ của mẹ bé, cách đây 6 tháng bé trai có chơi một số viên bi nam châm hình dạng tương tự trong mô hình lắp ráp. Vì biết đồ chơi nguy hiểm, bé có thể nuốt nên gia đình đã bỏ đồ chơi này đi. Tuy nhiên trước đó, có thể bé đã nuốt bi vào bụng nhưng gia đình không phát hiện. 2 viên bi nam châm nằm ở 2 khoang ruột khác nhau đã hút 2 đoạn ruột lại với nhau, dần dần xuyên thành, dọa tắc và nguy cơ hoại tử ruột nếu không được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời.
Ngay lập tức, êkíp phẫu thuật Ths.BS CK2 Tạ Huy Cần, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện Nhi đồng TP đã nội soi xử lý gắp 2 viên bi này ra.
Trong khi tiến hành can thiệp mổ, nội soi khoang ổ bụng thấy dị vật nằm ngoài ruột, trong mạc treo ruột non. Bác sĩ nhẹ nhàng bóc tách cẩn thận lấy dị vật, vệ sinh vùng tổn thương, kiểm tra kĩ thành ruột lân cận nguy cơ hoại tử và thủng không còn, tiến hành khâu đóng vết mổ.
Sau 2 giờ tiến hành phẫu thuật ca mổ đã diễn ra thành công tốt đẹp. Trường hợp của cháu bé cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các ông bố bà mẹ thường xuyên lơ là trong việc chăm con. Nếu cháu bé không được cấp cứu kịp thời khả năng cao sẽ bị sốc nhiễm trùng do thủng ruột, gây nhiễm trùng ổ bụng và có thể dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân gây hóc dị vật ở trẻ em
Trẻ em thường bị hóc dị vật do những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Trẻ khóc, la hoặc đùa giỡn trong lúc ăn uống.
Trẻ uống thuốc dạng viên, không được nghiền nhuyễn.
Trẻ chơi những loại đồ chơi nhỏ, có thể bỏ vừa vào miệng.
Có thể phòng ngừa trẻ bị hóc dị vật bằng cách nào?
Điều đầu tiên là cha mẹ cần phải hạn chế được những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị hóc dị vật. Theo đó, với những trẻ dưới 5 tuổi cha mẹ cần nhớ:
Khi cho trẻ ăn trái cây nên lấy hết hột ra, cắt thành miếng vừa ăn để tránh tình trạng dị vật đường thở.
Khi sử dụng thuốc nên dùng thuốc dạng siro hoặc dạng thuốc gói pha nước. Nếu dùng thuốc viên phải nghiền nhuyễn trước khi cho bé uống.
Khi cho trẻ chơi đồ chơi nên cho trẻ chơi các loại đồ chơi có kích thước lớn để tránh tình trạng trẻ ngậm vô miệng. Trẻ càng nhỏ thì các loại đồ chơi của bé phải càng lớn và kích thước đường kính nhỏ nhất phải đạt 5cm để ngăn ngừa tình trạng trẻ nuốt đồ chơi như trường hợp trên.
Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần phải có sự giám sát, không được chủ quan bởi điều đó sẽ giúp rất nhiều trong việc phòng ngừa những tai nạn đối với trẻ nhỏ nói chúng và hóc dị vật nói riêng.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...