Bé thường xuyên bị ho, đây là điều bác sĩ khuyên cha mẹ nên làm
Khi thời tiết thay đổi, khi trời mưa là các bé lại ho. Chuyện “ho hen” của bé gần như là đề tài muôn thuở của các bà mẹ. Ho rất thường gặp, còn nhiều hơn cả sốt.
Vì sao bé bị ho?
Trước tiên, ho là một phản xạ sinh lý giúp làm sạch đường thở. Nguyên nhân bé bị ho rất đa dạng. Bất kì rối loạn nào ở hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa đều có thể gây ho. Ngoài ra còn có nguyên nhân về tâm lý và tác dụng phụ của thuốc.
Bé có thể có một tình trạng ho cấp tính hoặc kéo dài. Theo báo cáo của các nghiên cứu trên thế giới, trung bình trẻ sẽ có tổng cộng 50 – 60 ngày ho trong suốt 1 năm.
Ho được xem là cấp tính khi kéo dài dưới 2 tuần và do các nguyên nhân thường gặp như: cơn hen (suyễn) cấp, viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi hít, nhiễm siêu vi, chất kích thích, viêm xoang, viêm phổi không điển hình.
Ho được xem là kéo dài khi lâu hơn 2 tuần và do rất nhiều nguyên nhân mà bạn cần phải mang bé đến cơ quan y tế để chẩn đoán và điều trị.
Cách chăm sóc bé bị ho
Khi bé bị ho, khuyến cáo của các bác sĩ là bạn nên cho bé dùng thuốc ho thảo dược.
Thường bạn sẽ muốn cắt ho cho con ngay lập tức bằng các thuốc cắt/giảm ho. Nhưng thực sự điều này có thể đi ngược lại sinh lý bình thường của cơ thể.
Việc tống xuất các chất thải hô hấp sẽ giúp bé làm sạch đường thở. Nếu cắt ho không đúng cách, các chất thải này sẽ ứ đọng và làm bé bệnh kéo dài hơn, nặng hơn (mà chỉ giảm được ho). Mặt khác, các thuốc cắt/giảm ho cũng chỉ dùng được ở trẻ trên 24 tháng.
Trung bình mỗi năm các bé có 10 – 12 đợt viêm hô hấp trên (sốt, ho, sổ mũi…), các đợt này trung bình kéo dài 7 – 9 ngày, hoàn toàn không cần phải sử dụng kháng sinh.
Việc tự cho con dùng kháng sinh lan tràn còn là mối đe dọa rất lớn đối với bé yêu sau này (làm các loại vi trùng lờn thuốc, kháng sinh đến một lúc nào đó sẽ không còn tác dụng nữa). Vậy hãy để cho các bác sĩ quyết định việc này.
Điều quan trọng trong những đợt viêm hô hấp này là bạn cần cho bé nghỉ ngơi, làm sạch mũi họng, uống nhiều nước, đặc biệt các loại nước trái cây làm tăng cường sức đề kháng. Đồng thời cần lưu ý các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đi khám ngay.
Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương
Giảng viên Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.