Bé gái sốt xuất huyết chiến đấu tử thần
Huyết áp và độ đặc máu của bé tăng giảm lên xuống dù các bác sĩ đã truyền dịch, điều trị tích cực. Bệnh viện địa phương chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) ngày 5/3.
Độc tố virus, phản ứng viêm của cơ thể dẫn đến hai đợt tái sốc liên tục, khiến bé tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi và màng bụng nặng.
Các bác sĩ hồi sức sốc bằng dịch truyền, thuốc vận mạch, hỗ trợ đặt nội khí quản thở máy, chọc dò dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực nhằm tránh tổn thương nhiều cơ quan. Bé được truyền máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng.
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngày 13/3, cho biết tình trạng bé diễn tiến phức tạp, mức độ thất thoát huyết tương nhiều dù đã truyền một lượng lớn dung dịch cao phân tử.
Trước nguy cơ sốc kéo dài, suy đa cơ quan và suy hô hấp, các bác sĩ quyết định phối hợp dung dịch albumin 5% để chống sốc. Albumin là một thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh trong cơ thể người. Dung dịch albumin 5% thường dùng cho các bệnh lý sốc giảm thể tích, giảm protein máu, bỏng, bệnh gan cấp.
Sau gần 5 ngày hồi sức tích cực, bé ổn định huyết động, chức năng các cơ quan được bảo tồn. "Bé gái đã hồi phục ngoạn mục sau quãng thời gian kiên cường chiến đấu", bác sĩ Vũ đánh giá.
Hiện, bé được cai máy thở, các chỉ số sức khỏe ổn định, chuyển sang Khoa Nhiễm tiếp tục điều trị. Dự kiến, bé xuất viện trong tuần tới.
Đây là ca sốc sốt xuất huyết Deunge nguy kịch thứ hai được kịp thời cứu sống, tính từ đầu năm. Đầu tháng 1, bé gái 5 tuổi được các bác sĩ nơi đây lần đầu phối hợp dung dịch albumin 5% và dung dịch cao phân tử với tỷ lệ phù hợp, kết hợp nhiều biện pháp cứu sống bé.
Bác sĩ khuyến cáo dù sốt xuất huyết hiện đã giảm nhiệt nhưng người dân không nên lơ là chủ quan mà phải luôn chủ động phòng chống dịch, theo dõi những dấu hiệu cảnh báo khi bị sốt.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện điều trị nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết như sốt cao trên hai ngày và có một trong các dấu hiệu quấy khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc li bì; đau bụng, nôn ói nhiều. Bé chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...