Bé gái 8 tháng tuổi lên cơn sốt rồi không qua khỏi, nguyên nhân do sự bất cẩn của người giúp việc
Khi con gái được 6 tháng tuổi cũng là lúc chị Tiểu Xuân (Quảng Châu, Trung Quốc) phải quay trở lại với công việc. Vì ông bà hai bên không thể giúp trông cháu nên chị Tiểu Xuân đã thuê một người giúp việc đến trông con.
Đến khi bé Jin Jin được 8 tháng tuổi, chị Tiểu Xuân bàn với cô giúp việc chuyện cho con ăn dặm. Người giúp việc thì vẫn giữ thói quen nhá thức ăn rồi đút cho trẻ. Mặc dù chị Tiểu Xuân nhiều lần góp ý nhưng cô này vẫn chứng nào tật nấy.
Khi bé Jin Jin sốt cao, cô giúp việc cho bé uống thuốc rồi đi nấu cơm. Chỉ sau vài tiếng, bé gái sốt cao, người nổi nhiều mụn nước. Lúc này cô giúp việc mới gọi điện cho chị Tiểu Xuân về đưa con đi bệnh viện. Không may, đứa bé đã không thể cứu được nữa.
Theo các bác sĩ, cháu bé bị nhiễm virus herpes lây qua đường miệng. Được biết, cô giúp việc bị loét miệng nhưng vẫn thường xuyên nhai thức ăn cho cháu ăn. Cách chăm sóc sai lầm này đã hại chết đứa trẻ.
Qua đây, các bác sĩ cũng cảnh báo về những tác hại của việc mớm cơm cho trẻ.
Bệnh viêm gan
Virus viêm gan A và E có thể lây qua đường tiêu hóa. Virus viêm gan A tồn tại trong nước bọt, nước tiểu của người mắc bệnh nên khi nhai mớm cơm, thức ăn cho trẻ nước bọt của người nhiễm bệnh có thể lây lan cho trẻ.
Biểu hiện của trẻ mắc viêm gan A là vàng da, vàng mắt, sốt, người mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, kèm theo ngứa toàn thân.
Bệnh lỵ amip
Lỵ amip là ký sinh trùng thuộc họ entamoeba, lây truyền đường phân miệng, bào nang của lỵ amip ra ngoài cơ thể theo phân là dạng lây lan của bệnh, bào nang có khả năng chịu đựng được những điều kiện không thuận lợi trong thời gian dài.
Bào nang có thể tồn tại trong móng tay người mang bệnh, khi người mang bệnh nhai, dùng tay đút thức ăn có thể gây bệnh cho trẻ.
Bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu
Loại vi khuẩn này khu trú ở vùng mũi, họng của người. Khi nhai mớm cơm cho trẻ vô tình vi khuẩn theo nước bọt lây sang cho trẻ.
Vi khuẩn não mô cầu sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan như gây viêm đường hô hấp, viêm màng não...
Nhiễm khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính và co nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày, vi khuẩn này có khả năng lây qua đường tiêu hóa (miệng-miệng), khi người lành tiếp xúc trực tiếp bằng miệng với nước bọt của người mang vi khuẩn HP.
Bệnh mononucleosis
Bệnh này hay còn gọi là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus Epstein-Barr (EBV), virus này khu trú ở vùng hầu họng của người và có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bọt.
Tóm lại, nhai mớm cơm cho trẻ là một thói quen không tốt, có hại cho sức khỏe của trẻ, vô tình lây cho trẻ những vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm mà không hề hay biết. Chính vì vậy không nên nhai mớm thức ăn cho trẻ, nên chế biến các dạng thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ dễ dàng trong việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...