Bé gái 13 tuổi đã suy thận nặng, bác sĩ lắc đầu: uống nó như nước thì người lớn cũng không chịu nổi
Bác sĩ chuyên khoa thận Hong Yongxiang (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân gây suy thận ở trẻ em. Ngoài các yếu tố như di truyền, chấn thương, một số bệnh lý liên quan như: nhiễm trùng nặng, cầu thận/đường dẫn niệu bị tổn thương… thì lối sống không lành mạnh mà nhất là trong chế độ ăn uống cũng rất thường gặp”.
Một bé gái 13 tuổi họ Zhang (Đài Loan, Trung Quốc) cũng gặp tình trạng tương tự. Bố mẹ cô bé cho biết, khoảng hơn một năm trước bắt đầu nhận ra con gái đi tiểu bất thường. Như tiểu rất nhiều lần, tiểu gấp nhưng họ quá bận rộn với công việc, cũng chỉ đơn giản cho rằng con mình uống nhiều nước nên đi tiểu nhiều là đương nhiên.
Bé gái 13 tuổi đã bị suy thận nặng, phải chạy thận suốt đời vì thói quen ăn uống thiếu lành mạnh (Ảnh minh họa) |
Sau đó một thời gian, người mẹ vô tình phát hiện trong nước tiểu của con gái có nhiều bọt. Cơ thể cô bé cũng mập lên nhiều và tích nước giống như bị phù nề. Nói với người bố thì ông suy đoán rằng đó là do con uống quá nhiều nước ngọt có ga và yêu cầu người mẹ quản lý việc ăn uống của con tốt hơn. Đến cả khi bé gái đi tiểu ra máu, cho rằng mình có kinh nguyệt nên kể với mẹ thì người mẹ cũng chỉ kiểm tra qua loa. Sau đó, vì quá bận rộn công việc, con lại trong giai đoạn học hành căng thẳng nên phụ huynh mãi chưa đưa con đi thăm khám.
Đến một hôm, đang đi làm thì mẹ cô bé nhận được điện thoại khẩn từ trường học. Hóa ra cô bé bị ngất xỉu và đang trên đường đưa tới bệnh viện. Ngay khi nghe kết quả chẩn đoán của bác sĩ, người mẹ sốc tới mức ngã quỵ xuống đất, òa khóc rồi sau đó ngất xỉu. Thật không ngờ, ở tuổi 13 cô bé đã bị suy thận nặng, cơ thể phù nề nghiêm trọng, tình trạng đã đến giai đoạn urê huyết. Dù được cấp cứu kịp thời nhưng sau này chỉ có thể sống sót bằng cách chạy thận nhân tạo.
Thói quen ăn uống khiến cô bé 13 tuổi đã suy thận nặng
Điều tra bệnh sử chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ở cô bé chính là những thói quen ăn uống không lành mạnh. Cụ thể, cô bé này rất mê nước ngọt có ga, ngày nào cũng uống và uống rất nhiều. Bốn năm trở lại đây, cô bé thậm chí uống loại nước này gần như thay cho nước lọc hàng ngày. Đồng thời, khi uống nước ngọt có ga cô bé cũng sẽ ăn những món đồ ăn nhanh yêu thích như bít tết, gà rán, thịt chế biến sẵn đóng gói.
Bác sĩ Hong Yongxiang giải thích: “Nước ngọt có ga chứa rất nhiều đường fructose - hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II, một protein điều chỉnh sự cân bằng muối. Điều này có nghĩa là muối được tái hấp thu vào thận, dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì, suy thận, cao huyết áp.
Mặt khác, trong nước ngọt có chứa axit photphoric làm thay đổi thành phần nước tiểu, thúc đẩy sỏi thận dẫn đến suy thận mạn tính”. Đó cũng là lý do mà bác sĩ trực tiếp điều trị của cô bé phải thốt lên: uống nước ngọt có ga như nước trong 4 năm thì thận người trưởng thành cũng không chịu nổi!
Uống quá nhiều nước ngọt có ga không chỉ gây suy thận, còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật khác (Ảnh minh họa) |
Ông nói thêm rằng, thói quen ăn nhiều thực phẩm chiên rán, thịt chế biến sẵn của cô bé cũng góp phần gây ra bệnh suy thận. Bởi nó làm tăng nguy cơ thừa cân/béo phì, thúc đẩy sự phát triển của bệnh tiểu đường và tăng huyết áp - là hai nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh suy thận mạn tính. Cùng với việc hấp thụ nhiều protein, muối từ thịt chế biến sẵn dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tạo ra nhiều amoniac và các hợp chất của lưu huỳnh có đặc tính tiền viêm, gây suy giảm chức năng thận.
Bác sĩ Hong Yongxiang nhắc nhở thêm 9 dấu hiệu suy thận từ sớm tới muộn để mỗi chúng ta chú ý:
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể khó hiểu.
- Khó ngủ, ngủ ngáy bất thường.
- Da khô và ngứa dai dẳng, dùng thuốc ngoài da không khỏi.
- Thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Cơ bắp thường xuyên bị chuột rút.
- Giảm khẩu vị, mất khẩu vị và chán ăn.
- Phù nề toàn thân, sưng mắt cá chân/bàn chân.
- Nước tiểu có nhiều bọt, mùi lạ.
- Nước tiểu có lẫn máu, thậm chí tiểu ra máu.
Dù không phải là bệnh lý về thận nói chung hay suy thận nói riêng, những bất thường nói trên cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Tốt nhất là tới bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Asia One, QQ
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...