Bé 7 tháng tuổi suýt mất mạng vì được bà nội chữa loét miệng bằng thuốc cam
Ngày 24/6, bác sĩ Đinh Thị Hồng - khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) - cho biết bệnh viện này vừa tiếp nhận bé Nguyễn Phan Bảo N. (7 tháng tuổi, quê Thanh Hóa) rơi vào tình trạng nguy kịch do bà nội tự điều trị viêm loét miệng cho bé bằng thuốc không rõ nguồn gốc.
Cách đây 2 tuần, bé N. bị viêm loét miệng. Bà nội bé nghe hàng xóm mách một thầy lang ở gần nhà có bài thuốc cam gia truyền có thể chữa bệnh rất tốt, nên tìm mua cho cháu.
Sau 7 ngày bôi và uống thuốc của thầy lang, bé N. bị nôn trớ, đi ngoài, co giật, nằm li bì... Người nhà hoảng hốt vội đưa bé đi cấp cứu.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ nghi bé bị ngộ độc chì trong thuốc cam nên lấy mẫu máu định lượng. Kết quả cho thấy, nồng độ chì trong máu lên đến 384.2 microgam/dL (mức cho phép là <10 microgram dL), gấp hơn 30 lần so với thông thường.
Trực tiếp điều trị cho bé N., bác sĩ Đinh Thị Hồng cho biết, bệnh nhi bị hội chứng não cấp do ngộ độc chì mức độ nặng, ngoài ra còn có tổn thương gan, thiếu máu nặng phải truyền máu.
Sau khi điều trị bằng thuốc thải chì đặc hiệu, bệnh nhi có những tiến triển rõ ràng, nồng độc chì trong máu giảm nhiều. “Tuy không còn nguy hiểm đến tính mạng song những di chứng do ngộ độc chì để lại hiện tại chưa thể xác định được do bệnh nhi còn quá nhỏ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, vận động IQ. Việc thải độc chì vẫn phải tiếp tục sau khi bệnh nhi xuất viện”, bác sĩ Hồng cho biết.
Điều đáng nói, đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc cam được ghi nhận trong thời gian gần đây. Từ đầu năm đến nay, riêng khoa Cấp cứu chống độc của Bệnh viện Nhi Trung ương đã điều trị cho 6 trường hợp, đa phần đều liên quan đến sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc nhằm tẩm bổ, tăng cân, chữa tưa lưỡi, viêm loét miệng…
Các bác sĩ cho biết, các loại thuốc nam được dân gian gọi là “thuốc cam” không rõ nguồn gốc dùng để bôi, uống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc. Tuy nhiên, do phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc.
TS.BS Lê Ngọc Duy - Trưởng khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương - khuyến cáo, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh để chữa bệnh cho trẻ nhỏ.
Cha mẹ cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, hạn chế để trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường, nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...