Bé 3 tuổi thoát 'án tử' sau 2 năm điều trị ung thư lưỡi, đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh, không được bỏ qua!
Trước đây, ung thư lưỡi thường xuất hiện ở người từ 50 tuổi trở lên và hầu hết ở nam giới. Nhưng giờ đây, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Trường hợp gần đây nhất là bệnh nhi 3 tuổi bị phát hiện ung thư lưỡi từ lúc 1 tuổi.
Theo bác sĩ Lâm Đức Hoàng, Trưởng Khoa Xạ 2, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, bé gái nay 3 tuổi, được phát hiện ung thư lưỡi từ lúc 1 tuổi, bác sĩ bệnh viện ở Yên Bái phẫu thuật cắt u. Lúc bé gần hai tuổi, vết mổ cũ xuất hiện sang thương, bệnh viện tại Hà Nội sinh thiết, ghi nhận sarcoma cơ vân thể nang - một loại hiếm gặp của ung thư lưỡi.
Bé được hóa trị 4 chu kỳ, kích thước u thay đổi không đáng kể. Đầu năm nay, bé được phẫu thuật cắt u, hóa trị thêm 5 chu kỳ thuốc rồi chuyển vào Bệnh viện Ung Bướu TP HCM để xạ trị áp sát, do bệnh viện Hà Nội chưa triển khai kỹ thuật này ở bệnh nhi ung thư lưỡi.
Bác sĩ Lương Thị Tường An, Trưởng Khoa Nội 3, cho biết sau xạ trị, lưỡi bé lành tốt, không có tác dụng phụ, đang được hội chẩn chẩn dinh dưỡng để sớm có sự hồi phục sức khỏe tốt nhất.
Các bác sĩ tiên lượng sau điều trị, bé vẫn có cấu trúc lưỡi như bình thường với các chức năng nuốt, nói và vị giác phục hồi trên 80%. Biến chứng gây ra cho bé sau xạ trị rất ít do đây là kỹ thuật xạ trị với bản chất chùm tia khu trú nhất.
Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?
Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp nhất trong các ung thư hốc miệng, chiếm tỷ lệ 30-40%. Ung thư lưỡi bắt đầu từ vết loét nhỏ, hơi ê, đau, không chịu lành sau 7 - 10 ngày. Bệnh diễn tiến rất nhanh. Nhiều người vì công việc bỏ qua, cố gắng chịu đựng 1 - 2 tháng sau mới đi khám, khi đó bệnh có thể trễ, người bệnh không còn cơ hội được phẫu thuật.
Nếu bệnh ung thư lưỡi được phát hiện rất sớm còn có cơ may chữa khỏi. Tuy nhiên, điều không may là hơn 2/3 trường hợp ung thư lưỡi đến bệnh viện khi đã trễ. Lúc đó, ung thư đã ăn lan khắp lưỡi, bệnh nhân khó ăn, khó nói, khó nuốt, hạch cổ di căn to, đau và không còn cơ hội được phẫu thuật.
Dấu hiệu ung thư lưỡi dễ nhầm với bệnh khác
Nếu bị một vết loét ở lưỡi, làm thế nào để biết đó là nhiệt miệng hay ung thư lưỡi, hãy dựa vào những điểm khác nhau sau đây:
- Các đặc điểm của vết loét: Nếu bị nhiệt miệng thì vết loét màu trắng hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ. Kích thước dưới 1cm. Vết loét và xung quanh nó có thể sưng, nóng, đỏ, đau nhưng vẫn mềm mại. Thường không chảy máu, không có mùi khó chịu.
Còn ung thư lưỡi thì tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi. Cũng có thể gặp vết loét nằm trên u sùi. Tổn thương màu đỏ xen lẫn trắng, vàng. Có khi có màu đen do hoại tử. Tổn thương có thể đau hoặc không đau. Xung quanh vết loét chai cứng. Thường chảy máu và có mùi hôi, khó chịu.
- Thời gian mắc bệnh: Nhiệt miệng thường sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nhưng ở những vị trí khác nhau. Tổn thương của ung thư lưỡi thường kéo dài nhiều tháng, có khi hàng năm. Đôi khi tổn thương lành lại rồi tái phát ở cùng một vị trí. Vì vậy, nếu bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi, thời gian trên 2 tuần, hoặc vết loét tái đi tái lại ở cùng vị trí thì cần đi khám sớm.
- Nổi hạch: Nổi hạch có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư, nhưng nó cũng là triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm. Nếu bạn bị nhiệt miệng nổi hạch góc hàm, nhiệt miệng nổi hạch cổ. Đây có thể là biểu hiện bạn bị nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng, cần phải dùng kháng sinh. Hoặc có thể là biểu hiện của ung thư lưỡi. Dù sao, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị.
- Các triệu chứng khác như: Ung thư lưỡi có thể gây các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy kiệt, sốt kéo dài, nhai nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn. Còn nhiệt miệng thường không gây triệu chứng toàn thân nào. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị.
6 việc nên làm để phòng ngừa ung thư lưỡi
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách bằng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa mỗi ngày. Nên thay bàn chải răng 3 tháng 1 lần.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu là thói quen tốt bảo vệ khỏi bệnh ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác. Nếu đang hút thuốc lá, thuốc lào, hãy dừng ngay.
- Luyện tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp tránh khỏi bệnh ung thư.
- Nên ăn nhiều hoa quả, các loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua giúp phòng chống ung thư.
- Hạn chế ăn các món chiên, nướng và thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ muối, đồ hộp.
- Khám nha khoa thường xuyên mỗi năm 2 lần để phát hiện sớm ung thư lưỡi. Nên lấy cao răng định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, giúp phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.