Bé 3 tháng tuổi bú sữa mẹ bị táo bón, cải thiện bằng cách nào?
Tình trạng trẻ 3 tháng tuổi bú sữa mẹ bị táo bón không phải hiếm gặp, gây nhiều băn khoăn lo lắng cho những ai làm mẹ, đặc biệt là làm mẹ lần đầu. Nếu bạn đang tìm cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn thì mời tham khảo một số cách được các bác sĩ khuyên dùng dưới đây, chăm sóc sức khỏe bé, nuôi dạy con đúng cách.
Bé 3 tháng tuổi bú sữa mẹ bị táo bón: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh
Mách bố mẹ cách điều trị bé 3 tháng tuổi bị táo bón đơn giản nhất
Dấu hiệu rõ ràng nhất khẳng định bé bị táo bón đó là đột nhiên đi ngoài thưa hơn hẳn so với bình thường, bé đi ngoài phân đặc, rắn, có thể kèm theo biểu hiện khó chịu (vì đau), rặn, hoặc kêu khóc. Bạn sẽ thấy khuôn mặt bé gồng lên để cố gắng rặn nhưng không đi được, trong ngày xì hơi nhiều lần.
Nhưng cũng phải chú ý dấu hiệu sau đây để tránh nhầm lẫn với việc bé 3 tháng tuổi bị táo bón: Quan trọng nhất là nếu phân bé vẫn mềm, có màu vàng bình thường, đi ngoài không kèm máu, bé tự đi được thì bé không phải bị táo bón.
Bé có thể đột nhiên 2-3 ngày mới đi ngoài một lần, có thể là do hệ thống đường ruột của bé đang phát triển hơn so với khi mới sinh nên giảm thời gian đi vệ sinh, hoặc hệ tiêu bé tốt, hấp thu hết dinh dưỡng trong sữa mẹ nên không có gì để thải ra. Việc bé gồng bụng, đỏ mặt khi đi vệ sinh có thể là do cơ bụng bé còn yếu, nên phải dồn lực co bóp đẩy phân ra ngoài
Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bú sữa mẹ bị táo bón
Bé 3 tháng tuổi bú sữa mẹ bị táo bón không hiếm gặp
Trẻ có thể bị táo bón ở bất kỳ độ tuổi nào, ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe hoặc do thuốc tác động.
Riêng với trẻ 3 tháng tuổi bú sữa mẹ bị táo bón chủ yếu là do chịu tác động từ chế độ dinh dưỡng của mẹ, mặc dù sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo của chất béo và protein, nên bé bú sữa mẹ hiếm khi bị táo bón, phân luôn ra mềm, cho dù có thể bé 2 - 3 ngày mới đi vệ sinh. Tuy nhiên, do tính chất sữa phụ thuộc lớn và chế độ ăn uống của mẹ, nếu mẹ đang táo bón, thiếu chất xơ thì sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng như vậy và sẽ khiến bé 3 tháng tuổi bú sữa mẹ bị táo bón. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như là:
- Bé bị mất nước: Khi cơ thể trẻ mất nước sẽ tự phản ứng bằng cách hấp thụ nhiều chất lỏng hơn từ thức ăn, nước uống và cả từ chất thải trong ruột của bé. Kết quả là phân cũng cứng, khô và khó đi hơn.
- Bé đang bị bệnh: Mặc dù không phổ biến, táo bón có thể là dấu hiệu báo trước tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như Hypothyroidism, ngộ độc Botulism, dị ứng thực phẩm nhất định và rối loạn chuyển hóa. Hiếm gặp nữa, bé bị táo bón là do bệnh Hirschsprung gây ra, một khuyết tật bẩm sinh ngăn cản ruột của em bé hoạt động bình thường.
- Phản xạ tự đi ngoài của bé gặp trục trặc: Do hệ thống tiêu hóa của bé đang phát triển và hoàn thiện dần nên có thể sẽ khiến bé gặp táo bón trong một vài ngày.
Có thể điều trị chứng táo bón trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Tránh thụt cho bé nhiều, khiến bé mất cảm giác tự đi vệ sinh
Các bạn có thể áp dụng một số cách chữa táo bón cho trẻ như sau:
- Bổ sung nước cho bé: Nếu bé táo bón do cơ thể mất nước thì hãy tăng cữ bú cho bé hơn, cung cấp đủ nước cho bé.
- Mẹ thay đổi chế độ ăn uống của bản thân: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm lợi cho việc đi vệ sinh dễ hơn như là khoai lang, chuối, cam,...cân đối các loại thực phẩm.
- Giúp bé tập thể dục: Khuyến khích bé hoạt động nhiều hơn, nếu bé không bò bạn có thể mát xa chân cho bé, khi bé nằm ngửa hãy nhẹ nhàng di chuyển đôi chân của bé theo chuyển động tròn như thể bé đi xe đạp.
- Mát xa bụng cho em bé: Dùng 3 đầu ngón tay chụm lại, xoa nhẹ nhàng xung quanh khu vực rốn của em bé, đặc biệt là vùng bụng dưới bên trái cách rốn 5cm, đây là khu vực đại tràng, việc mát xa sẽ giúp tăng hoạt động, co thắt của đại tràng, giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Nếu em bé của bạn đi phân cứng, khô, có một chút máu hoặc thậm chí vết nứt nhẹ ở vùng da nhạy cảm gần lỗ hậu môn, có thể thoa một số kem dưỡng da để giúp nó lành lại. Giữ cho khu vực này sạch sẽ và khô nhất có thể, và thông báo về các vết nứt với bác sĩ của bé.
Trẻ sơ sinh bị táo bón: Khi nào nên gọi cho bác sĩ?
Gọi hoặc cho bé đi khám bác sĩ ngay khi bé có dấu hiệu chán ăn, giảm cân, có máu trong phân, hoặc khi đã áp dụng các cách chữa táo bón cho trẻ ở trên như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ, cho trẻ bú nhiều, mát xa bụng mà không đỡ.
Với trẻ dưới 4 tháng tuổi hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa khi bé đi phân rất cứng.
Bố mẹ không được tự ý sử dụng bất kỳ thuốc nhuận tràng, tiến hành thụt hoặc dùng thuốc đạn glycerin cho bé mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về vấn đề bé 3 tháng tuổi bú sữa mẹ bị táo bón. Chúc các bạn sớm cải thiện được vấn đề cho bé nhà mình.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.